Thứ hai, 20/05/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Hội nghị Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên

Thứ hai, 22/06/2020 | 00:00 GMT+7

DALN Sáng ngày 22-6, Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) tổ chức hội nghị “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.   

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn chủ trì Hội nghị. Tham dư Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Về phía Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp có Ông Đỗ Quang Tùng, Q.Trưởng Ban, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Trưởng Ban, cùng đại diện các Dự án, phòng chức năng trực thuộc.

 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khai mạc Hội nghị

 

Sau Báo cáo của Bộ NN&PTNT về kết quả thực hiện Chương trình  mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững các tỉnh Tây nguyên năm 2019 - 5 tháng 2020 và các giải pháp trong tâm trong thời gian tới, các đại biểu nghe báo cáo của các tỉnh Đắc lắc, Gia Lai và Kon Tum.

 

Theo báo cáo , tổng diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên là 2,559 triệu ha, chiếm 17,5%  diện tích rừng cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng toàn khu vực Tây Nguyên đạt 45,9%, trong đó rừng tự nhiên 2,19 triệu ha, rừng trồng 368.734 ha.

 

Về phát triển rừng, năm 2019, các tỉnh Tây Nguyên trồng được 9.197 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 565 ha, rừng sản xuất 8.632 ha( mùa trồng rừng ở Tây Nguyên khác với các tỉnh phía Bắc nên chưa có số liệu năm 2020). Khai thác gỗ rừng sản xuất và cây trồng phân tán đạt 0,38 triệu m3 gỗ các loại, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ các tỉnh Tây Nguyên năm 2019 đạt 11 triệu USD. 

 

Đến 2019, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam là 41,89% . Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm. Giá trị xuất khẩu lâm sản tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2016.. Đây là những kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững. 

 

Cũng trong giai đoạn này ngành Lâm nghiệp đã hình thành được ngành kinh tế rừng với sự phát triển của công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ: đứng thứ 6 thế giới. Nhưng ngành Lâm nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt khu vực Tây Nguyên, được đánh giá là còn nhiều nút thắt chưa giải quyết được. Mặc dù đây là vùng được đánh giá quan trọng nhất trong cả nước, riêng năm 2019, khu vực này giảm 15,700 ha rừng. Đây cũng là trọng điểm phá rừng , mua bán vận chuyển trái phép lâm sản, công tác điều chỉnh 3 loại rừng chưa thực hiện hiệu quả. Tình trạng di cư tự do gây sức ép công tác quản lý đất rừng. 

 

Năm 2020 là năm cuối cùng của pha 2016-2020 thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững. Trong 14 nhóm chỉ tiêu quan trọng đặt ra cho chương trình này vẫn còn những chỉ tiêu chưa đạt được. Hội nghị với sự tham gia của 11 đơn vị liên quan, đặc biệt 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên sẽ bàn về giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, làm tiền đề cho việc trình Chính phủ để có giải pháp cho giai đoạn tiếp theo 2021 -2030 phát triển Lâm nghiệp bền vững.

 

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn nhìn nhận: Chất lượng, độ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên vẫn còn chưa tốt. Mặc dù đến nay chúng ta có nhiều chính sách đối với rừng tự nhiên, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ phát triển rừng bền vững. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh việc bảo vệ, phát triển rừng ở Tây Nguyên không chỉ ảnh hưởng 5,6 triệu ha đất tại đây mà còn tác động đến các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vì rừng Tây Nguyên chính là nơi sinh thủy ( nguồn nước- hầu hết các sông ở khu vực Nam Trung Bộ bắt nguồn từ Tây Nguyên).

Nguyễn Tiến Dũng - CTV

Một số hình ảnh Hội nghị

 

Ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk

 

Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn

 

Ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư

 

Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng tổng cục Lâm nghiệp

 

Ông Phạm Mạnh Cường,  Vụ trưởng vụ Nông nghiệp, Văn phòng Chính phủ

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn