Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án VFBC: Tập huấn kỹ năng truyền thông cho nhóm truyền thông cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình

Thứ tư, 15/02/2023 | 14:43 GMT+7

DALN Thực hiện kế hoạch năm 2023, từ ngày 8 đến 9/02/2023 tại xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với với Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về bảo vệ rừng và động vật hoang dã cho nhóm truyền thông cộng đồng.



Tham gia lớp tập huấn có ông Hoàng Hữu Thăng – Phó chủ tịch UBND xã Xuân Trạch và các thành viên nhóm bảo tồn cộng đồng là các trưởng thôn, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, kiểm lâm địa bàn và giáo viên tại các trường học đóng trên địa bàn xã.


Ông Hoàng Hữu Thăng – Phó chủ tịch UBND xã phát biểu chỉ đạo lớp tập huấn

Với mục tiêu nhằm cung cấp, trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho các thành viên nhóm bảo tồn cộng đồng trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông cho các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng về bảo vệ rừng và động vật hoang dã. Tại lớp tập huấn các học viên đã được nghe giảng viên Lê Thị Trang, chuyên gia truyền thông của dự án trao đổi các nội dung như:

Phần 1: Tổng quan những kiến thức cơ bản về truyền thông, hoạt động truyền thông cộng đồng làm như thế nào, ai làm, truyền thông cho ai, nội dung gì, mục tiêu của hoạt động truyền thông, kết quả mong đợi và các hình thức truyền thông phổ biến hiện nay như: (i) Mạng xã hội (zalo, facebook); (ii) Truyền thông đa phương tiện (kết hợp video và hình ảnh); (iii) Truyền thông sử dụng hình ảnh những người nổi tiếng để truyền đi thông điệp cần truyền thông.

Phần 2: Những kỹ năng cơ bản truyền thông về bảo vệ rừng và động vật hoang dã như: Kỹ năng viết nội dung truyền thông, kỹ năng trình bày nội dung truyền thông, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý nhóm, kỹ năng thúc đẩy, kỹ năng tổ chức sự kiện truyền thông.


Bà Lê Thị Trang – Giảng viên trao đổi các nội dung bài giảng tại lớp tập huấn


Các học viên chia nhóm thảo luận tại lớp tập huấn

Trong quá trình học, các học viên được chia nhóm để trao đổi, thảo luận, lựa chọn chủ đề truyền thông và làm các bài tập thực hành về kỹ năng truyền thông bảo vệ rừng và động vật hoang dã, cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động xâm hại rừng và săn bắt động vật hoang dã tại địa phương, nhằm giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu rõ, xác định đúng vấn đề cần truyền thông, mục tiêu và đối tượng cần truyền thông, đưa ra thông điệp của hoạt động truyền thông, xây dựng kế hoạch truyền thông, cách thức tổ chức một hoạt động truyền thông như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất và lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình tại lớp tập huấn.


Các nhóm trình bày kế hoạch xây dựng một hoạt động truyền thông

Trao đổi với ban tổ chức tại lớp tập huấn ông Dư Xuân Cảnh - trưởng thôn 9 cho rằng lớp tập huấn này nội dung rất hay, cách truyền đạt dễ hiểu, các vấn đề thảo luận đều là các vấn đề còn vướng mắc ở địa phương, liên quan nhiều đến nhận thức của người dân sống ở vùng đệm đối với việc săn, bắt, bẫy động vật…, Thông qua lớp tập huấn ông và các thành viên nhóm truyền thông cộng đồng đã học được nhiều và sẽ áp dụng những kỹ năng được học vào các cuộc họp thôn cũng như triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân đối với công tác bảo vệ rừng và động vật hoang dã.

Đồng tình với ý kiến của ông Cảnh, bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên - Chủ tịch hội phụ nữ xã Xuân Trạch nói “Với phương pháp giảng dạy lấy vấn đề cụ thể tại địa phương làm nội dung học tập, lý thuyết gắn với thực hành, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cụ thể từng nội dung, giải quyết từng vấn đề, các kỹ năng triển khai một hoạt động truyền thông được giảng viên truyền đạt dễ hiểu giúp các học viên rất hứng thú học tập và nhiệt tình thảo luận, qua đó thu được rất nhiều kiến thức có ích”.

Phát biểu bế mạc lớp tập huấn, ông Hoàng Hữu Thăng – Phó chủ tịch UBND xã Xuân Trạch “Đây là lớp tập huấn rất thiết thực, phục vụ ngay cho các hoạt động truyền thông của dự án tại địa phương, lớp học đã trang bị cho các thành viên nhóm bảo tồn cộng đồng những kỹ năng và kiến thức cơ bản nhằm xác định vấn đề cần truyền thông tại địa phương, lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông cộng đồng giúp cho công tác bảo vệ rừng và động vật hoang dã tại địa phương đạt kết quả tốt hơn.

Ông Thăng cũng mong rằng trong năm 2023, dự án sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thêm nhiều hoạt động truyền thông, tuyên truyền, tập huấn cho nhóm bảo tồn cộng đồng, các cộng đồng dân cư trên địa bàn các xã vùng đệm kiến thức về động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, kiến thức liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về động vật hoang dã nhằm góp phần thay đổi hành vi, nhận thức của người dân sống tại vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng góp phần vào thành công chung của công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.

Nguyễn Quang Hà

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn