Hội nghị có sự tham gia của: ông Phạm S - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang (DTSQTG); ông Lê Văn Hương - Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, Phó trưởng ban Quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang; Ông Phạm Vũ Thắng, Phó Giám đốc Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững Trung ương (SNRM) - Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp (QLDALN); Bà Ito Rika - Phó trưởng phòng, Vụ Môi trường toàn cầu - JICA Tokyo, Quản lý dự án SNRM; Ông Hiroki Miyazono - Cố vấn trưởng dự án SNRM; cùng với đại diện các tổ chức quốc tế USAID, SNV, Leibniz, văn phòng UNESCO Việt Nam, Ủy ban Quốc gia MAB Việt Nam, đại diện các sở, ban ngành…, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước, các chuyên viên dự án, hội đồng tư vấn, ban thư ký Khu DTSQTG Lang Biang, các đơn vị chủ rừng trong vùng dự án và các cán bộ kỹ thuật thuộc Dự án SNRM.
Các đại biểu phát biểu chào mừng Hội nghị.
Ông Lê Văn Hương - Phó trưởng ban Quản lý khu DTSQTG Lang Biang;
Bà Ito Rika - Phó trưởng phòng, Vụ Môi trường toàn cầu, JICA Tokyo, Quản lý dự án SNRM
Ông Phạm Vũ Thắng - Phó Giám đốc Dự án SNRM Trung ương.
Trong những năm 2010 - 2013, mục tiêu thực hiện Dự án SNRM tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà là quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia, tăng cường quá trình phát triển mô hình quản lý hợp tác tại các thôn mục tiêu nhằm phát triển năng lực quản lý dựa vào cộng đồng. Với đầu ra là xây dựng mô hình Quản lý hợp tác bao gồm quy định về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Vườn quốc gia, xây dựng và hoạt động thử nghiệm Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại những địa điểm mục tiêu, lựa chọn nhóm sinh kế thân thiện với môi trường cho nhóm cộng đồng mục tiêu nhằm tạo ra vành đai quản lý rừng bền vững. Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, Ngành Trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng, khu DTSQTG Lang Biang đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, địa phương. Các hoạt động của dự án đã làm thay đổi tư duy trong quản lý và cách ứng xử với tài nguyên thiên nhiên trong Khu DTSQTG Lang Biang.
Ông Nomura Takuya - Điều phối viên Hợp phần 3- Dự án SNRM với bài trình bày về thành quả và vấn đề tồn tại
khi triển khai giám sát tài nguyên rừng và giám sát đa dạng sinh học tại Khu DTSQTG Lang biang
Mục tiêu chính của hệ thống giám sát Đa dạng sinh học là nhằm giám sát sự khỏe mạnh của các hệ sinh thái rừng quan trọng và cung cấp dữ liệu về thay đổi đa dạng sinh học theo phương thức khoa học và thích ứng cho người quản lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy ra. Sự phát triển hệ thống giám sát Đa dạng sinh học thông qua điều tra cơ bản đa dạng sinh học tại vùng lõi, vùng đệm của khu DTSQTG Lang Biang và hầu hết các hoạt động thuộc hợp phần 3 của Dự án SNRM trong năm 2018-2019 đã được triển khai. Trong đó, việc tổ chức các khóa tập huấn cầm tay chỉ việc về kỹ thuật giám sát đa dạng sinh học trên tuyến và ô định vị quản lý dữ liệu, các hoạt động giám sát Đa dạng sinh học với việc sử dụng máy bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và phát triển sổ tay triển khai đa dạng sinh học đều thu được những kết quả tốt.
Cũng như những khu dự trữ sinh quyển trên khắp thế giới, Khu DTSQTG Langbiang đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng: sự phá hủy, phân mảnh và biến đổi cảnh quan, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, do sự tác động của con người dẫn đến sự tuyệt chủng, xâm hại của các loài động vật và loài ngoại lai. Tại Việt Nam, các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng hơn do chưa có cơ chế cụ thể về việc phối hợp quản lý giữa các bên và việc quản lý chưa được chuyên nghiệp hóa.
Ông Hiroki Miyazono - Cố vấn trưởng Dự án SNRM
Ông Phạm Triều - Bí thư huyện Lạc Dương;
Ông Lưu Hồng Trường - Viện trưởng Viện sinh thái học miền Nam
Ông Phạm S - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Quản lý khu DTSQTG Lang Biang
kết luận và chỉ đạo các nhiệm vụ
Hội nghị đã được nghe các bài trình bày và nhiều ý kiến tham gia có tác động lớn gắn bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển kinh tế - xã hội. Trước áp lực gia tăng dân số, để đạt được mục tiêu xây dựng mô hình phát triển bền vững KDTSQTG Lang Biang với phương châm “Bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn”, trong thời gian tới, cần có sự chung tay góp sức của rất nhiều bộ ban ngành, các chương trình hợp tác quốc tế, sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Hơn nữa, các chương trình phát triển xã hội phải gắn với sinh kế, thân thiện với môi trường, các hoạt động nghiên cứu khoa học phải được gắn với hợp tác quốc tế. Trong kết luận hội nghị, ông Phạm S - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Quản lý khu DTSQTG Lang Biang đã đánh giá cao các hoạt động hỗ trợ của Dự án SNRM, Dự án SNV và chỉ đạo thực hiện 7 nội dung; (1) đề nghị Ban quản lý khu DTSQTG Lang Biang, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Sở NN&PTNT đưa ra các hoạt động giám sát đa dạng sinh học vào trong phương pháp quản lý rừng bền vững và hoàn thành trước ngày 31/12/2019; (2) Sở tài nguyên và môi trường hỗ trợ pháp lý về mặt động vật, thực vật; (3) Đề nghị MAB Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Ban QLDA TW tiếp tục hỗ trợ, tìm nguồn vốn hỗ trợ cho Ban Quản lý KDTSQTG Lang Biang, tiến hành tích hợp tất cả các nghiên cứu về đa dạng sinh học từ trước tới nay cho đồng bộ và thống nhất tổ chức hội thảo quốc tế vào tháng 6/2020; (4) Sở khoa học và công nghệ có giải pháp hỗ trợ và lồng ghép nguồn vốn để hỗ trợ cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học; (5) Ban quản lý Khu DTSQTG Lang Biang tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế, Dự án SNRM pha 2 để kết nối và mở rộng hợp tác với các khu DTSQ ở Nhật Bản và các nước khác; (6) Ban Quản lý khu DTSQTG Lang Biang (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) phối hợp, tham mưu đề xuất kiện toàn Ban quản lý, Ban thư ký khu DTSQTG Lang Biang và gửi Sở Nội vụ trước ngày 30/12/2019; (7) Sở Khoa học và công nghệ, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu Khu DTSGTG Lang Biang trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt để tổ chức thực hiện và hoàn thành trước ngày 31/12/2019.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi bế mạc Hội nghị
Vũ Thị Huyền Trang - CTV
Một số hình ảnh tại khu trưng bày sản phẩm thu được từ các phương pháp sinh kế
tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Khu DTSQTG Langbiang trong khuôn khổ Hội nghị