Thứ hai, 20/05/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (SNRM2)

Thứ tư, 18/08/2021 | 14:19 GMT+7

DALN

 

I- THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án:

Tên dự án tiếng Việt: Dự án “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” viết tắt là Dự án SNRM2.

Tên dự án tiếng Anh: Project on Enhancing Sustainable Natural Resource Management (SNRM2)

2. Tên nhà tài trợ: Chính phủ Nhật Bản.

3.Cơ quan chủ quản
:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ liên lạc: Số 02, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0084 2438434682   Fax: 0084 2438569833

4. Chủ dự án: Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp

5. Thời gian thực hiện: thực hiện trong 5 năm (từ năm 2021 đến hết năm 2025), bao gồm thời gian quyết toán theo quy định.

6. Địa điểm thực hiện dự án: Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Lào Cai.

7. Mục tiêu dự án

7.1 Mục tiêu tổng thể của dự án:

Tăng cường năng lực quốc gia để phát huy tối đa lợi ích từ các hệ sinh thái rừng thông qua việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững, REDD+ và bảo tồn đa dạng sinh học góp phần nâng cao sinh kế cho người dân địa phương và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

7.2 Mục tiêu cụ thể:

Tăng cường năng lực cho cơ quan trung ương, chính quyền địa phương và các chủ rừng để thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thông quan hỗ trợ rà soát, xây dựng và thúc đẩy thực hiện các chính sách cũng như các biện pháp về quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể gồm:

- Hỗ trợ rà soát, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện chính sách về lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm thực thi Luật Lâm nghiệp và Luật Đa dạng sinh học;

- Tăng cường, nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và các chủ rừng để thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế;

- Hỗ trợ rà soát, xây dựng và thúc đẩy thực hiện các chính sách, biện pháp về quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương trong vùng dự án.

8. Tổng vốn dự án:

Tổng vốn của toàn dự án là 613.122.000 JPY (tương đương với 5.885.971 USD; tương đương 135.500.000.000 VND), trong đó:

a) Vốn ODA không hoàn lại: 500.000.000 JPY, tương đương 4.800.000 USD hoặc tương đương 110.500.000.000 VNĐ do Nhà tài trợ quản lý.

b) Vốn đối ứng bằng tiền mặt: 25.000.000.000 VNĐ, tương đương 1.085.971 USD, hoặc tương đương 113.122.000 JPY do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh tham gia dự án cân đối từ nguồn ngân sách được bố trí hàng năm, chi cho các hoạt động của Ban quản lý dự án các cấp (tiền lương và trợ cấp cho các cán bộ đối tác, chi phí văn phòng và các khoản chi thường xuyên khác và dự phòng), trong đó bao gồm:

- Vốn đối ứng từ nguồn ngân sách trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp: 10.000.000.000 VNĐ.

- Vốn đối ứng từ ngân sách các địa phương tham gia dự án:  15.000.000.000 VNĐ trong đó:

+ UBND tỉnh Hòa Bình bố trí trong ngân sách hàng năm:        5.000.000.000 VNĐ;
+ UBND tỉnh Sơn La bố trí trong ngân sách hàng năm:           3.000.000.000 VNĐ;
+ UBND tỉnh Tuyên Quang bố trí trong ngân sách hàng năm:  3.500.000.000 VNĐ;
+ UBND tỉnh Lào Cai bố trí trong ngân sách hàng năm:          3.500.000.000 VNĐ.


9. Các nội dung, kết quả chính của dự án:

Hợp phần 1: Hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện các chính sách về lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học.

Kết quả dự kiến:

Các chính sách và giải pháp chính về lâm nghiệp theo Luật Lâm nghiệp (2017) được cập nhật và/hoặc thực hiện.

Hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng và áp dụng.

- Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+, bao gồm cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài, được thúc đẩy.

-  Hệ thống theo dõi diễn biến rừng cải tiến được tăng cường áp dụng.

-  Các chính sách và giải pháp chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học được cập nhật và/hoặc thực hiện.

Hợp phần 2: Hợp phần quản lý rừng bền vững

Kết quả dự kiến:

Quản lý rừng bền vững theo các tiêu chuẩn quốc gia và/hoặc quốc tế được thúc đẩy tại các tỉnh mục tiêu Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang và Lào Cai.

- Xác định các chủ rừng và/hoặc nhóm chủ rừng mục tiêu để hỗ trợ thực hiện quản lý rừng bền vững.

- Hỗ trợ tăng cường kiến thức về quản lý rừng bền vững, xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững, thực hiện các hoạt động theo kế hoạch quản lý rừng bền vững cho Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, các chủ rừng và/hoặc nhóm chủ rừng.

- Hỗ trợ giám sát tiến độ thực hiện, đánh giá và tổng hợp những phương pháp quản lý rừng bền vững tốt để đề xuất nhân rộng mô hình.


10. Cơ chế tài chính trong nước

 - Vốn ODA không hoàn lại 500.000.000 JPY, tương đương 4.800.000 USD hoặc tương đương 110.500.000.000 VNĐ, chiếm 82% tổng vốn toàn dự án do Nhà tài trợ quản lý.

- Tổng số vốn đối ứng của dự án là 25.000.000.000 VNĐ, tương đương 1.085.917 USD, hoặc tương đương 113.122.000 JPY, chiếm 18% tổng vốn toàn dự án. Trong đó vốn ngân sách Trung ương là 10.000.000.000 VNĐ (chiếm 40% vốn đối ứng) do Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phát cho Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp cân đối từ nguồn ngân sách được bố trí hàng năm trong kế hoạch vốn của Bộ được giao; vốn ngân sách địa phương là 15.000.000.000 VNĐ (chiếm 60% vốn đối ứng) do Ủy ban nhân dân các tỉnh cấp phát cho Ban quản lý dự án tính từ nguồn ngân sách địa phương theo kế hoạch hàng năm của tỉnh.

II- CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐÃ BAN HÀNH

          - Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 24/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.

- Quyết định số 2187/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM2)" sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.

- Quyết định số 3318/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Thành lập Ban Quản lý dự án Trung ương dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM2)" sử dụng vốn ODA không hoàn lại cho Chính phủ Nhật Bản viện trợ.

- Quyết định số 2662/QĐ-BNN-TC ngày 15/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt kế hoạch tổng thể và dự toán năm 2021 (vốn đối ứng) thực hiện dự án “Tăng cường Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” (Dự án SNRM2) do Bản quản lý các dự án Lâm nghiệp là Chủ Dự án.

- Quyết định số 892/QĐ-DALN-TCHC ngày 18/8/2021 của Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp về việc Phê duyệt Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (Dự án SNRM2)” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.      

Vũ Thị Huyền Trang

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn