Thứ sáu, 26/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Báo cáo kết quả xây dựng nội dung dự án “Nhân rộng thực hiện quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng” do Chính phủ Đức tài trợ thông qua GIZ Việt Nam.

Thứ sáu, 26/02/2021 | 10:54 GMT+7

DALN Chiều ngày 25 tháng 2 năm 2021, tại Hà Nội. Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cùng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đã tổ chức cuộc họp trực tuyến thống nhất kết quả xây dựng và thống nhất Biên bản ghi nhớ xây dựng dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nhân rộng thực hiện quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng” do Chính phủ Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam.

 

 
Cuộc họp do Đại diện Vụ HTQT bộ NN&PTNT và Đại diện GIZ Việt Nam đồng chủ trì. Tham dự cuộc họp, tại Hà Nội có Đại diện Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Đại diện của vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT, đại điện các chuyên gia xây dựng dự án và cán bộ của văn phòng GIZ tại Việt Nam. Về phía các tỉnh tham dự họp trực tuyến có lãnh đạo sở NN&PTNT các tỉnh Quảng Trị và Bình Định, Công ty VINAFOR, Hiệp hội gỗ Bình Định, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, trường Đại học Lâm nghiệp.

Theo báo cáo tại cuộc họp: Mục tiêu của dự án là hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Việt Nam về sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp trong cam kết đóng góp vào giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự nguyện quyết định của Việt Nam cập nhật nhất vào chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thông qua thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại các khu rừng trồng (cả 2 loại rừng phòng hộ và rừng sản xuất)




Các đại biểu tại cuộc họp

Theo thiết kế của dự án: Dự án đề xuất được thực hiện trong 3 năm, với khoản tài chính do Chính phủ Đức tài trợ là 04 triệu Euro; Địa điểm thực hiện dự án dự kiến tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên Huế và cấp quốc gia; Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là các công ty lâm nghiệp nhà nước, tư nhân các ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty chế biến; Các đôi tượng hưởng lợi gián tiếp: các chủ rừng nhỏ là các hộ gia đình thông qua các thỏa thuận hợp tác; Nội dung của dự án được xây dựng dựa trên nguyên tắc chính là: Phối hợp và hợp lực với các dự án khác (các dự án hợp tác kỹ thuật và tài chính của Chính phủ Đức, của các Nhà tài trợ (BMZ, KfW, BMEL, BMU, JICA, USAID và WB) cũng đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ mô hình quản lý rừng thông thường sang quản lý rừng bền vững; Hài hòa và linh hoạt giải quyết những nhu cầu khác nhau trong quá trình hỗ trợ; mang lại những tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội tới người dân địa phương tại các tỉnh.

Cuộc họp cũng thống nhất GIZ sẽ phối hợp với Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp xây dựng văn kiện dự án trình trình Bộ NN&PTNT trong tháng 5/2021, đồng thời GIZ cũng sẽ trình Văn kiện dự án tới Bộ Hợp tác kinh kế và phát triển Liên bang trong tháng 5/2021. Theo kế hoạch, Văn kiện dự án trình lên Chính phủ Đức sẽ do BMZ phê duyệt và dự kiến dự án sẽ đi vào thực hiện từ tháng 10/2021 sau khi có quyết định chính thức được ban hành từ hai Chính  phủ và sau khi Bộ NN&PTNT cùng GIZ ký thỏa thuận thực hiện Dự án.

Nguyễn Tiến Dũng

 

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn