Thứ tư, 13/11/2024

* TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT, GÓP PHẦN TẠO ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI VÀ ĐƯA PHÁP LUẬT VÀO CUỘC SỐNG  

* CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÊU CAO TINH THẦN GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP, TÌM HIỂU, TUÂN THỦ, CHẤP HÀNH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT  

* SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT LÀ VIỆC LÀM THIẾT THỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  

* NHIỆT LIỆT HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  

* TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG, THI HÀNH VÀ BẢO VỆ PHÁP LUẬT  

 

 

Dự án VFBC hỗ trợ đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực cho các khu rừng đặc dụng và phòng hộ ở Việt Nam

Thứ sáu, 28/07/2023 | 16:26 GMT+7

DALN Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2023 – Trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học do WWF-Việt Nam thực hiện đã hoàn thành đánh giá thể chế toàn diện nhằm xây dựng năng lực quản lý cho các khu rừng đặc dụng (RDD) và rừng phòng hộ (RPH) trong khu vực dự án.

Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học đã tiến hành đánh giá năng lực của 18 khu RĐD và RPH trong vùng dự án, tập trung vào chức năng và cấu trúc nhân sự của ban quản lý. Một khung đánh giá dựa trên năng lực đã được áp dụng nhằm đánh giá những kỹ năng và kiến thức yêu cầu cho mỗi vị trí công việc. Kết quả cho thấy hầu hết cán bộ có chuyên môn trong các lĩnh vực truyền thống như lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng, kế toán và tài chính. Tuy nhiên, các kỹ năng và kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là quản lý động vật hoang dã và giám sát đa dạng sinh học, phát triển và quản lý du lịch sinh thái, tài chính bền vững, kỹ năng lập kế hoạch và làm việc với các nhà đầu tư vẫn còn hạn chế.

Những phát hiện trên được củng cố bởi kết quả của một nghiên cứu gần đây khác, cũng do dự án VFBC thực hiện, đã đánh giá 19 kế hoạch quản lý rừng bền vững của các Ban quản lý rừng. Nghiên cứu đã chỉ ra những thiếu hụt đáng kể về đào tạo kiến thức, kỹ năng cho các Ban quản lý rừng.  

Đánh giá thể chế đã xác định hơn 70 khóa đào tạo được thiết kế tuỳ chỉnh, nhằm giúp nhân viên các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cải thiện kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một số khóa đào tạo ưu tiên sẽ được triển khai trong thời gian còn lại của dự án VFBC. Nội dung các khóa đào tạo được đề xuất liên quan đến việc xây dựng năng lực cho các khu bảo tồn của Việt Nam như một phần của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.

Tham gia hội nghị đánh giá, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện sự nhất trí và đánh giá cao những kết quả của báo cáo. Tuy nhiên, theo ông Tuấn dự án cần phải sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả để biến những kết quả đó thành hành động thực tế. Kết quả đánh giá cần được chia sẻ với Cục Kiểm lâm, Sở Nội vụ các tỉnh và các bên liên quan để cùng giải quyết các vấn đề như trong phát hiện của đánh giá.

"Chúng tôi quyết tâm nâng cao năng lực đang thiếu hụt trong các Ban quản lý rừng, vì chúng tôi nhận thức rằng nếu không trang bị kiến thức chuyên môn cần thiết cho các Ban quản lý rừng của chúng ta, thì những thách thức do áp lực và mối đe dọa sẽ ngày càng gia tăng đối với đa dạng sinh học không thể được giải quyết một cách hiệu quả. Thông qua các khoá đào tạo được thiết kế tuỳ chỉnh, chúng tôi đặt mục tiêu trang bị những công cụ và kiến thức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực bảo tồn của Việt Nam” - Ông Vũ Văn Hưng, Giám đốc Dự án VFBC, Phó Trưởng ban Ban quản lý dự án Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

"Những nhà quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức hơn bao giờ hết trong công việc hàng ngày để bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. Những áp lực và mối đe dọa ngày càng gia tăng nhưng năng lực của ban quản lý vẫn chưa theo kịp. Mặc dù công nghệ và thiết bị có thể hỗ trợ phần nào, nhưng các kỹ năng mới và kiến thức cũng rất cần thiết để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi rừng và đa dạng sinh học" - Ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học do USAID tài trợ, WWF nhấn mạnh.

Thông tin về Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học

Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (BCA)[1] thuộc Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ dự án, được thực hiện từ tháng năm 2021 đến 2026. Hợp phần BCA nhằm duy trì, nâng cao chất lượng rừng và đồng thời duy trì ổn định các quần thể động vật hoang dã ở những tỉnh có giá trị bảo tồn cao. Mục tiêu của dự án hướng đến 14 khu rừng đặc dụng (RĐD) và 7 khu rừng phòng hộ (RPH), liên kết các ban quản lý rừng trên toàn cảnh quan khu vực để duy trì độ che phủ rừng và kết nối sinh cảnh nhằm bảo vệ những loài động vật đặc hữu và nguy cấp ở Việt Nam. Hợp phần BCA được thực hiện bởi WWF- Hoa Kỳ và các đối tác khác như: WWF Việt Nam, tổ chức Helvetas Việt Nam, Viện Nghiên cứu Động vật Leibniz, Re:wild (Tiền thân là Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu, GWC), Tổ chức Giáo dục vì Thiên nhiên Việt Nam (ENV), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật Quốc tế (FFI)

Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học bao gồm 4 tiểu hợp phần (THP): THP1:Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thân thiện với bảo tồn cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; THP2:Tăng cường quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; THP3: Tăng cường hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật đối với tội phạm hủy hoại rừng và động vật hoang dã; THP4: Giảm nhu cầu tiêu thụ thông qua các phương pháp thay đổi hành vi

[1] Thông tin về Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học được tìm thấy nhiều hơn tại website https://vietnam.panda.org/our_work_vn/wildlife_vn/bao_ton_da_dang_sinh_hoc/

Một số ảnh Hội nghị đánh giá











Phối hợp tuần tra tại BQL KBT Loài và sinh cảnh Sao La, Quảng Nam- Nguồn: WWF – Việt Nam


Cán bộ kiểm lâm VQG Phong Nha Kẻ Bàng trong buổi tập huấn sử dụng phần mềm SMART


Cán bộ BQL VQG Sông Thanh trên đường tuần tra - Nguồn: WWF-Việt Nam


Nhân viên BQL KBT loài và sinh cảnh Sao la, Quảng Nam - Nguồn: WWF – Việt Nam


Cán bộ VQG Phong Nha-Kẻ Bàng trên đường tuần tra -- Nguồn: Fauna and Flora


Cán bộ kiểm lâm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng trong quá trình tập huấn sử dụng phần mềm SMART - Nguồn: Fauna and Flora


Cán bộ kiểm lâm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng trên đường tuần tra - Nguồn: Fauna and Flora

Lê Thủy - CTV

 

 



 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn