Thứ hai, 28/10/2024

* TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT, GÓP PHẦN TẠO ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI VÀ ĐƯA PHÁP LUẬT VÀO CUỘC SỐNG  

* CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÊU CAO TINH THẦN GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP, TÌM HIỂU, TUÂN THỦ, CHẤP HÀNH HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT  

* SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT LÀ VIỆC LÀM THIẾT THỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  

* NHIỆT LIỆT HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  

* TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG, THI HÀNH VÀ BẢO VỆ PHÁP LUẬT  

 

 

Để chính sách “lấy rừng nuôi rừng” phát huy hiệu quả

Thứ hai, 29/09/2014 | 00:00 GMT+7

DALN Các địa phương đang sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Chính sách này được triển khai trên phạm vi cả nước vào đầu năm 2011 thông qua Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung cốt lõi là giao rừng cho tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ; các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng dịch vụ môi trường rừng như thủy điện, du lịch sinh thái, nhà máy nước, nuôi trồng thủy sản sử dụng trực tiếp nguồn nước từ rừng... phải đóng tiền để trả cho chủ rừng. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước hiện có khoảng 4,1 triệu héc-ta rừng được áp dụng chính sách này với tổng số tiền chi trả hằng năm trên 800 tỷ đồng.   

 

Qua 3 năm thực hiện, chính sách chi trả DVMTR được coi là bước đột phá của ngành lâm nghiệp Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên pháp luật quy định việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ. Về mặt môi trường, chính sách đã giúp tăng khả năng cung cấp các giá trị từ rừng như điều tiết nguồn nước, chống lũ, lụt, bồi lắng lòng hồ, tạo cảnh quan du lịch, hạn chế tình trạng phá rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Hiện nay, các nguồn thu trực tiếp từ rừng ngày càng ít đi, nhất là sau khi Chính phủ có chủ trương hạn chế khai thác gỗ rừng, do đó chính sách chi trả DVMTR được xem là giải pháp “lấy rừng nuôi rừng” thiết thực, hiệu quả. Với mức giá khoán từ 300.000-400.000 đồng/ha/năm và diện tích khoán trung bình từ 25-30ha/hộ đã góp phần nâng cao thu nhập cho hàng trăm nghìn hộ gia đình, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo và xã hội hóa nghề rừng.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chính sách chi trả DVMTR thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Bản chất của chính sách là xác lập các quan hệ kinh tế giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ, nhưng nhiều người tham gia vẫn coi đây là sự hỗ trợ của nhà nước, từ đó ý thức, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng chưa cao. Tại một số địa phương, nhiều cánh rừng mặc dù đã được giao khoán nhưng tình trạng phá rừng vẫn diễn biến phức tạp, chất lượng rừng tiếp tục bị suy giảm. Thậm chí, nhiều chủ rừng còn thực hiện hành vi phá rừng, chiếm đất sản xuất, khai thác lâm sản trái phép. Nhiều doanh nghiệp sử dụng DVMTR không chịu đóng tiền chi trả DVMTR...

 

Để chính sách "lấy rừng nuôi rừng" thực sự phát huy hiệu quả, thời gian tới các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu đúng trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia chính sách chi trả DVMTR; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại các tỉnh, thành phố; chỉ giao rừng cho các tổ chức, cá nhân thực sự có trách nhiệm và năng lực; tăng giá khoán bảo vệ rừng bởi mức giá như hiện nay còn thấp, chưa khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tham gia nghề rừng... Đặc biệt, rất cần có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, bảo đảm tính công bằng, công khai trong giao khoán, chi trả nhằm động viên cộng đồng dân cư tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

(Theo QĐNDVN)

CTV-Hồng Từ (st)

 

Có thể bạn quan tâm

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn