Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Sustainable Natural Resource Management Project - (SNRM)

Thứ tư, 20/02/2019 | 00:00 GMT+7

GLX Dự án SNRM do Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với mục tiêu tăng cường năng lực quốc gia về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững bằng cách tập trung vào quản lý rừng, đa dạng sinh học và phát triển sinh kế, được triển khai trên địa bàn các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà).   

1. Tên dự án: Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM)

(Tên tiếng Anh: Sustainable Natural Resource Management Project - SNRMP).

2. Nhà tài trợ: Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Chủ dự án:  Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

5. Mục tiêu tổng thể

Thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững đem lại nhiều lợi ích cho người dân

6. Mục tiêu dự án

Tăng cường năng lực quốc gia về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững bằng cách tập trung vào quản lý rừng, đa dạng sinh học và phát triển sinh kế, với các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Khuôn khổ chính sách và pháp lý về quản lý tài nguyên thiên bền vững, cải cách ngành lâm nghiệp, Chương trình hành động quốc gia REDD+, dữ liệu đa dạng sinh học,… do Dự án hỗ trợ, thúc đẩy, xây dựng và hoàn thiện được Chính phủ Việt Nam phê duyệt thông qua;

- Các mục tiêu đặt ra trong Chương trình hành động REDD+ quốc gia (NRAP) được thực hiện;

- Lộ trình quản lý, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang được xây dựng cùng với các thỏa thuận đồng quản lý và các cơ chế chia sẻ lợi ích; và;

- Các kết quả và các số liệu được Dự án thu thập sẽ được Bộ NN-PTNT và các cơ quan có liên quan khác của Chính phủ chia sẻ và sử dụng nhằm tăng cường quản lý rừng và đa dạng sinh học bền vững theo hệ thống.

7. Các hợp phần dự án

Hợp phần 1 (Hỗ trợ chính sách): Thúc đẩy việc xây dựng và thực thi các chính sách về quản lý tài nguyên thiên nhiên:

- Các chính sách góp phần quản lý rừng bền vững, như tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và Kế hoạch hành động REDD+ cấp quốc gia (NRAP) được thúc đẩy.

- Việc sử dụng các cơ sở dữ liệu liên quan đến đa dạng sinh học, bao gồm cả Hệ thống thông tin quản lý rừng (FORMIS) và Hệ thống dữ liệu Đa dạng sinh học quốc gia (NBDS) được tăng cường cho các bên liên quan.

- Các đầu ra từ Hợp phần 2 về Quản lý rừng bền vững và REDD+ (Các tỉnh thực hiện của dự án FCPF) và Hợp phần 3 về Bảo tồn Đa dạng sinh học (có sự cộng tác của Bộ TN-MT) được củng cố và lồng ghép trong xây dựng chính sách và hành động.

Hợp phần 2 (Quản lý rừng bền vững và REDD+): Quản lý rừng bền vững, thông qua việc xây dựng và thực thi các Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) được tăng cường ở các tỉnh Tây - Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình):

- Năng lực thực thi PRAP của tỉnh Điện Biên tiếp tục được điều chỉnh và tăng cường.

- PRAP tại 3 tỉnh khác, bao gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, được xây dựng thông qua việc thực thi các hoạt động thí điểm và chuyển giao kiến thức từ tỉnh Điện Biên.

Hợp phần 3 (Đa dạng sinh học) Xây dựng được một hệ thống quản lý hệ sinh thái có sự cộng tác và tổng hợp cho Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (LB-BR) thuộc Chương trình  Con người và Sinh quyển (MAB):

- Một khuôn khổ thể chế cần thiết cho việc quản lý và vận hành (khuôn khổ quản lý hệ sinh thái tổng hợp và có sự cộng tác của các bên liên quan) Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang được thiết lập.

- Thỏa thuận quản lý có sự cộng tác của các bên liên quan với các cơ chế chia sẻ lợi ích được nâng cấp như là một công cụ bảo tồn các hệ sinh thái của vùng đệm và vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.

- Các kết quả giám sát hệ sinh thái và đa dạng sinh học được sử dụng cho việc quản lý vùng lõi và vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.

Hợp phần 4 (Hợp phần Chia sẻ kiến thức) Tổng hợp và chia sẻ kiến thức và các bài học kinh nghiệm từ thành quả của các Hợp phần 1, 2 và 3 giữa các cơ quan có liên quan của Chính phủ và các bên khác ở cấp quốc gia và quốc tế:

- Số liệu và thông tin từ Dự án được tích hợp vào Hệ thống thông tin quản lý rừng (FORMIS).

- Các thành quả và bài học kinh nghiệm của Dự án được chia sẻ và chuyển tải tới các bên liên quan ở cấp quốc gia và quốc tế.

- Các kết quả của Dự án được công bố.

8. Thời gian thực hiện: 5 năm (8/2015 – 8/2020)

9. Địa điểm thực hiện dự án: Tại Hà Nội và các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà).

10. Nguồn vốn dự án

Tổng vốn đầu tư cho Dự án: 12.116.137 USD, bao gồm:

- Vốn ODA (không hoàn lại của JICA): 1.251.000.000 Yên Nhật, tương đương 230.646.870.000 VNĐ, tương đương 10.320.890 USD.

- Vốn đối ứng: 39.980.151.000 VND, tương đương 1.795.247 USD.

 Tags

Bình luận

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn