Thứ tư, 24/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Cơ chế phát triển sạch – biện pháp giảm ô nhiễm môi trường

Thứ sáu, 27/12/2013 | 00:00 GMT+7

DALN Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật trên trái đất.   

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật trên trái đất. Trong đó hiệu ứng nhà kính là một trong những hiện tượng đang gây ra những biến đổi to lớn về khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và an ninh toàn cầu. Trước những diễn biến phức tạp của khí hậu nói riêng và sự suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên thiên nhiên cũng như sức khoẻ con người trên toàn thế giới nói chung do công nghiệp hoá,  tất cả các quốc gia  đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của suy thoái môi trường toàn cầu và đã có một định nghĩa mới ra đời, đó chính là Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). 
 
CDM là một phương thức hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đã công nghiệp hoá. Nếu như vài thập kỷ gần đây, phương thức viện trợ phát triển chính thức (ODA) là phổ biến và được coi là một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang và kém phát triển, thì hiện nay trước vấn đề ô nhiễm môi trường đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, CDM trở thành một công cụ triển khai chính sách quốc gia về môi trường ở nhiều nước. Mục tiêu chính của CDM là giúp đỡ các nước đang phát triển đạt phát triển bền vững và tạo thuận lợi cho các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình thông qua các dự án. Lượng khí nhà kính thu được từ mỗi dự án CDM sẽ được đo lường bằng các phương pháp đã được quốc tế thông qua và được thể hiện bằng đơn vị đo lường chuẩn gọi là các CERs – Certified Emission Reductions”(1CER = 1 tấn CO2). 
 
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cần thiết phải cân nhắc 2 điểm quan trọng khi tiếp nhận thực hiện CDM đó là phát triển bền vững và sự công bằng. CDM là một cơ chế phát triển, do đó công tác quản lý của nhà nước đóng vai trò không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện. Đối với Việt Nam, trong vấn đề này Nhà nước cần quan tâm tới các vấn đề: Chỉ đạo và điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án thuộc CDM; điều hành việc tham gia buôn bán phát thải về các tín dụng CO2; lập khung thuế cho loại hình dự án CDM; phối hợp, lồng ghép với chính sách ưu tiên của đất nước; xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác (để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn). Trong lâm nghiệp nói riêng, phải khuyến khích các dự án bảo vệ bể chứa carbon (bảo vệ và bảo tồn các khu rừng hiện có, tăng cường công tác quản lý rừng, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng) và nâng cao hiệu quả của các bể chứa carbon (trồng cây gây rừng).
 
Nhưng để thực hiện các dự án CDM, Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít trở ngại. Có thể nêu ra hai khó khăn chính tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án này là: Thiếu các văn bản pháp quy và các cơ chế hành chính để quản lý và thực hiện CDM; nhận thức về CDM của cả các nhà hoạch định chính sách và công chúng còn thấp. Trong thời gian tới, cần khắc phục các trở ngại này để bảo đảm đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của CDM. Điều quan trọng là cần đánh giá và nhận thức được lợi ích tiềm tàng, cũng như hiểu được các thách thức mà CDM đem lại để từ đó đưa ra các kế hoạch, chính sách phù hợp nhằm vượt qua được các thách thức đó.
 
Mai Dung-CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn