Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

NĂM 2015, TIẾP TỤC TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP THEO 4 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Thứ tư, 14/01/2015 | 00:00 GMT+7

DALN Cùng với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), lĩnh vực lâm nghiệp cũng được quan tâm triển khai trong năm 2014. Nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo hướng bền vững, năm 2015, tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp tiếp tục thực hiện theo 4 nhiệm vụ trọng tâm mà Đề án đã xây dựng.   

Quan tâm tới chất lượng giống để trồng rừng hiệu quả. Ảnh minh họa.

 

Báo cáo tổng kết ngành NN-PTNT nêu rõ, năm 2014, ước giá trị sản xuất (GTSX) ngành lâm nghiệp tăng 6,6%; diện tích rừng trồng mới tập trung đạt gần 212 ngàn ha, giảm 6,8%. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 50 triệu cây, giảm 25,3 triệu cây. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.

 

Cũng trong năm 2014, đã thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng, duy trì hợp lý diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, phát triển rừng nguyên liệu tập trung và khai thác một cách có hiệu quả, bền vững; tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng kinh tế, trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ phục vụ chế biến, xuất khẩu.

 

Có được kết quả đó là nhờ ngành đã bước đầu thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp.

 

Được biết, Đề án tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt tháng 7-2013. Trên cơ sở Đề án, ngành đã xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực lâm nghiệp phải triển khai thực hiện trong thời gian tới, đó là: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; đồng thời triển khai các dự án quy hoạch chuyển đổi trồng rừng phục vụ tái cơ cấu ngành; tiến hành điều tra đánh giá thực trạng công ty lâm nghiệp nhà nước để xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với công ty lâm nghiệp nhà nước (dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 200/2004/NĐ-CP).

 

Trong năm 2015, trên cơ sở kết quả của năm 2014 trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành sẽ tiếp tục đổi mới căn bản hệ thống quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, dừng khai thác chính để vừa bảo vệ được rừng vừa tạo điều kiện nâng cao đời sống đồng bào sống gần rừng, gắn bảo vệ và phát triển rừng với nâng cao chất lượng đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Phát triển các mô hình trồng cây lâm nghiệp có hiệu qủa kinh tế cao, bền vững phù hợp với điều kiện của các địa phương; phát triển rừng gỗ lớn, cây lâm đặc sản, cây dược liệu gắn với chế biến; phát triển trồng rừng có chứng chỉ.

 

Nghiêm túc chỉ đạo trồng rừng thay thế cho diện tích rừng bị chuyển đổi để làm thủy điện và mục đích khác.

 

Cụ thể, ngành đặt ra chỉ tiêu: bảo vệ và phát triển bền vững 13,5 triệu ha rừng hiện có; khoán bảo vệ rừng 6,767 triệu ha; trồng rừng 236,5 ngàn ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 25 ngàn ha, trồng mới rừng sản xuất 90 ngàn ha, trồng lại rừng sau khai thác 90 ngàn ha; trồng rừng thay thế 31,5 ngàn ha; chăm sóc rừng trồng 300 ngàn ha; khoanh nuôi tái sinh 360 ngàn ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 5 ngàn ha; trồng mới 50 triệu cây phân tán.

 

Đặc biệt, ngành phấn đấu đạt tốc độ tăng GTSX từ 6,0 - 6,5%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, trong đó, tỷ lệ che phủ từ cây rừng đạt 40,8%, tỷ lệ che phủ từ cây có tán như cây rừng trên đất lâm nghiệp đạt 1,2%.

(Theo dangcongsan.vn)

CTV-Hồng Từ

 

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn