Thứ tư, 24/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Quản lý rừng cộng đồng thôn (CFM) gắn với việc cấp chứng chỉ Các-bon của dự án "Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừngthuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tumvà Gia Lai" - Dự án KfW10

Thứ ba, 15/01/2019 | 00:00 GMT+7

DALN Báo cáo khoa học của Thạc sỹ Vũ Quang Vinh (Phó giám đốc Ban quản lý dự án KfW10 Trung ương) cùng các cộng sự là cán bộ dự án KfW10, được sự hỗ trợ, góp ý của Tiến sỹ Vũ Xuân Thôn (Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp) và Giáo sư Tiến sỹ Phạm Vân Đình (Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp & PTNT Việt Nam) trình bày tại Hội thảo khoa học “Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ và phát triển rừng ở Việt nam:thực trạng và khuyến nghị chính sách” do Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp & PTNT Việt Nam tổ chức ngày 11/01/2019 tại Hà Nội.   

Các mô hình quản lý rừng cộng đồng của dự án KfW10 được xây dựng nhằm bảo vệ và quản lý bền vững rừng tự nhiên sản xuất tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và đảm bảo thu nhập ổn định thường xuyên cho cộng đồng địa phương. Rừng được lựa chọn để tham gia vào mô hình rừng cộng đồng là rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh (từ rừng nghèo trở lên) được quy hoạch là rừng sản xuất, có diện tích tối thiểu của khu rừng là 100ha, và là khu rừng đã/sẽ được Nhà nước giao cho cộng đồng thôn quản lý lâu dài. Thông qua các hoạt động giao đất - giao rừng, quản lý rừng theo kế hoạch 05 năm và hàng năm, phát triển sinh kế, …. , các mô hình rừng cộng đồng đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ, phát triển rừng và cải thiện sinh kế ở các tỉnh tham gia dự án KfW10. Bên cạnh đó, cấp chứng chỉ các-bon đang được thử nghiệm ở mô hình CFM ở xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đến nay, diện tích rừng tham gia dự án là 22.560 ha và dự án đang trong quá trình chuẩn bị cho việc đánh giá cấp chứng chỉ các-bon. Sự thành công của dự án KfW10 xuất phát từ sự phù hợp của mục tiêu và hoạt động của dự án với các chính sách của Nhà nước, sự quan tâm và tham gia của các bên liên quan.

Từ khóa chính: quản lý rừng cộng đồng; quản lý rừng dựa vào cộng đồng; chứng chỉ các-bon trong lâm nghiệp; quản lý rừng tự nhiên sản xuất.

 

I. THÔNG TIN CHUNG

Mục tiêu chung của dự án KfW10 là góp phần vào việc duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng tự nhiên ở các vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương. Mục tiêu cụ thể của dự án là bảo vệ và quản lý bền vững khoảng 20.000 ha rừng tự nhiên sản xuất tại 03 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo đảm thu nhập ổn định thường xuyên cho 105 cộng đồng thôn/làng qua việc tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm từ rừng, cụ thể từng tỉnh (tỉnh Quảng Nam: 9.500 ha; tỉnh Kon Tum: 5.000 ha; tỉnh Gia Lai: 5.500 ha).

 

Lễ ký hiệp định tài chính giữa Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Bộ NN&PTNT

(Nguồn Dự án KfW10)

 

Dự án được Nhà tài trợ Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW); cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thời gian thực hiện từ cuối năm 2014 đến hết năm 2020 (đang điều chỉnh đến tháng 6/2021); địa điểm thực hiện là 105 cộng đồng thôn/làng của 35 xã, 7 huyện của các  tỉnh Quảng Nam (huyện Bắc Trà My, huyện Nam Giang, huyện Phước Sơn)  tỉnh Kon Tum (huyện Đăk Glei, huyện Kon Plông)  tỉnh Gia Lai (huyện MangYang, huyện Krông Pa);  Kinh phí thực hiện là 11,29 triệu Euro (Vốn nước ngoài không hoàn lại: 8 triệu Euro; Vốn đối ứng: 3,29 triệu Euro). Tiêu chí tham gia rừng cộng đồng thôn của dự án là: rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh (từ rừng nghèo trở lên) được quy hoạch là rừng sản xuất; diện tích tối thiểu của khu rừng từ 100 ha; khu rừng đã/sẽ được Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý lâu dài; phần lớn hộ gia đình trong cộng đồng thôn là người dân tộc thiểu số có truyền thống bảo vệ rừng và có nguyện vọng được Nhà nước giao rừng.

 


Hội nghị khởi động hợp phần cấp chứng chỉ Carbon cho rừng cộng đồng

(Nguồi Dự án KfW10)

 

Để đảm bảo thực hiện  mục tiêu đã nêu trên, dự án tập trung vào các hoạt động: phương án sử dụng đất vi mô cấp xã, thôn/làng; xác định ranh giới khu rừng và đóng cọc mốc ranh giới khu rừng; điều tra tài nguyên rừng; giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng thôn; xây dựng Quy ước bảo vệ và phát  triển rừng thôn; xây dựng Quy chế quản lý rừng cộng đồng thôn; xây dựng mô hình Cấu trúc rừng mong muốn; lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 05 năm và hàng năm (kế hoạch khoanh nuôi xúc tiến có trồng bổ sung, kế hoạch trồng rừng ở những nơi đất trống, kế hoạch bảo vệ rừng, kế hoạch nuôi dưỡng rừng); phát triển sinh kế và xây dựng cơ chế phân phối lợi ích cấp cơ sở; các bài học kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng.

 

Ngoài ra Dự án còn hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn/làng thông qua tài khoản tiền gửi cộng đồng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện tham gia Dự án KfW10 là 12.5 Euro/ha/năm của 6 năm đầu và Hỗ trợ tín dụng thông qua Quỹ phát triển thôn (VDF) là 135,41 Euro/hộ  nhằm tạo động lực khuyến khích quản lý bảo vệ rừng.

 

Dự án còn phối hợp với tổ chức Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) để hỗ trợ cấp chứng chỉ các-bon tại xã Hiếu huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum. Mục tiêu chung của hoạt động này là Giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mất rừng và khí phát thải ở xã Hiếu gắn liền với cải thiện đời sống và khả năng chống chịu rủi ro thiên tai của người dân. Mục tiêu cụ thể của hoạt động cấp chứng chỉ các-bon là: hỗ trợ có hiệu quả các hoạt động của dự án KfW10 ở xã Hiếu; cải thiện hoạt động bảo vệ rừng thông qua quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng; đồng bộ các phương pháp tiếp cận của FFI đáp ứng được các tiêu chuẩn các-bon để đạt được chứng chỉ các-bon cho các thôn dự án.

 

FFI hoạt động trong phạm vi ranh giới xã Hiếu bao gồm 11 cộng đồng thôn (trên 15.000 ha rừng tự nhiên). Các hoạt động cụ thể như sau:

 

Bảng 1. Các thôn xã Hiếu và hoạt động

STT

Thôn

Hoạt động

1

Vi Choong

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

2

Tu Cần

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

3

Kon Klùng

Dự kiến

4

Đăk Xô

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

5

Đăk Lom

Thôn dự án KfW10/FFI tập trung

6

Vi Glơng

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

7

Vi Chrinh

Thôn dự án KfW10/FFI tập trung

8

Đăk Liêu

Thôn dự án KfW10/FFI tập trung

9

Kon Piêng

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

10

Kon Plinh

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

11

Kon Plông

FFI/nâng cao nhận thức/mở rộng quy mô/bổ sung cấp chứng chỉ các-bon

 

Tổng cộng

11 thôn

Ghi chú: 3 thôn Đăk Lom (260 ha), Vi Chrinh (808 ha), Đăk Liêu (170 ha) tổng diện tích rừng tại 3 thôn là 1.238 ha đang tham gia dự án KfW10


 

Sản phẩm đầu ra của hoạt động hỗ trợ cấp chứng chỉ các-bon cụ thể như sau:

 

Bảng 2. Sản phẩm đầu ra

STT

Sản phẩm

Phê duyệt bởi

Hạn cuối

Bên nhận

1

Giấy chứng nhận QSD đất (sổ đỏ) cho các cộng đồng

UBND huyện

Tháng cuối cùng của năm thứ nhất (2018)

Các cộng đồng thôn

2

Báo cáo hàng năm về tuần tra bảo vệ rừng

BQLDA

trung ương (NPMU)

Tháng cuối cùng của mỗi năm

NPMU

3

Quy hoạch sử dụng đất thôn

UBND huyện

Tháng cuối cùng của năm thứ nhất

Các cộng đồng thôn

4

Báo cáo cơ chế hưởng lợi, khiếu nại

UBND huyện/NPMU

Tháng cuối cùng của mỗi năm

NPMU

5

Báo cáo hàng năm về các mô hình trình diễn thí điểm cơ chế hưởng lợi

 

NPMU

Tháng cuối cùng của mỗi năm

NPMU

6

Báo cáo diễn biến rừng

Tổ chức Plan Vivo

Tháng cuối cùng của năm thứ 2

NPMU

7

Hồ sơ dự án REDD+ được thẩm tra và cấp chứng chỉ

Tổ chức Plan Vivo

Tháng cuối cùng của năm thứ 2

NPMU

8

Bản tin chính sách/báo cáo

 

NPMU

Tháng cuối cùng của năm thứ 2

NPMU

9

Báo cáo hội thảo quốc gia

 

NPMU

Tháng cuối cùng của năm thứ 2

NPMU

 

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN HẾT THÁNG 11 NĂM 2018

 

II.1. Quản lý rừng cộng đồng thôn toàn dự án

 

Với thời gian thực hiện trên 3 năm, dự án đã đạt được kết quả: Phương án sử dụng đất vi mô cấp xã, thôn/làng của 66 thôn (đang nhân rộng thêm 06 thôn khác ngoài vùng dự án), 28 xã đã được phê duyệt theo đúng quy định; Diện tích đất, rừng tham gia dự án là 22.560/20.000 ha vượt kế hoạch khả thi (tỉnh Quảng Nam: 10.421/9.500 ha; tỉnh Kon Tum: 5.880/5.000 ha; tỉnh Gia Lai: 6.259/5.500 ha); Xác định ranh giới và đóng cọc mốc ranh giới các khu rừng tại 66 thôn với diện tích 22.560 ha; Điều tra tài nguyên rừng:  11.550 ha; Giao đất, giao rừng cho cộng đồng 28 thôn tại 3 tỉnh với diện tích 11.550 ha; Quy ước bảo vệ và phát  triển rừng của 66 thôn đã được xây dựng và phê duyệt và thực hiện;

 

Tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng.

(Nguồn dự án KfW10)

 

Quy chế quản lý rừng cộng 66 thôn đã được xây dựng và phê duyệt và thực hiện;  * 66 Ban quản lý rừng cộng đồng thôn (390 thành viên) cùng 620 thành viên các tổ bảo vệ rừng kết hợp với cán bộ xã, cán bộ dự án và lực lượng kiểm lâm huyện, kiểm lâm địa bàn xã đã tổ chức, tiến hành trên 6.000 lần tuần tra bảo vệ rừng, đã/đang bảo vệ và quản lý bền vững 22.560 ha rừng theo đúng mục tiêu (tại các khu rừng cộng đồng của dự án không có vi phạm lớn, số vụ vi phạm nhỏ lẻ giảm) ;  * 66 quỹ VDF với số tiền trên 25 tỷ đồng được mở tại các cộng đồng đã/đang  được 330 hộ dân tại cộng đồng vay với số tiền 550 triệu đồng vốn (đã trả lãi 60 triệu đồng) để phát triển kinh tế sản xuất nâng cao đời sống của người dân.

 

II.2. Quản lý rừng cộng đồng gắn với cấp chứng chỉ các-bon

 

Đến nay đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cho 3 thôn với kết quả là một phương án sử dụng đất kèm theo bản đồ cho mỗi thôn; Cơ chế hưởng lợi và khiếu nại đã được xây dựng và thông qua ở 3 thôn dự án, đã Hội thảo cấp huyện, hoàn thiện  trong  cuối tháng 12/2018; FFI đang trong quá trình xây dựng Hồ sơ dự án REDD+ (gọi tắt là PDD), trong đó Ý tưởng dự án (PIN) đã nộp cho Tổ chức Plan Vivo để thẩm tra vào đầu tháng 11/2018. Một số hoạt động phụ đã hoàn thành: a) Tham vấn cộng đồng dựa vào FPIC, b) Điều tra cơ bản kinh tế xã hội và, c) Đánh giá tác động xã hội (SIA); FFI đang trong quá trình xây dựng hệ thống giám sát rừng cho REDD+ (kết hợp với cả FLEGT và PFES) áp dụng cho quy mô cấp vùng (quy mô huyện Kon Plông)  gắn với hệ thống FORMIS.

 

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHỐNG MẤT RỪNG KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN.

 

Hiện nay dự án vẫn đang trong quá trình triển khai, chưa thực hiện hết toàn bộ các hoạt động như yêu cầu đề ra. Tuy nhiên thông qua quá trình tổ chức triển khai của dự án, rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

 

1. Mục tiêu, các hoạt động của dự án  phù hợp với các chính sách, Chương trình Quốc gia của Nhà nước đã thuận lợi cho việc triển khai:

 

Mục tiêu của dự án phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp (Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ) : Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường

 

Mục tiêu của dự án phù hợp với Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (sau đây viết chung là Chương trình REDD+) đến năm 2030 (Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ): Góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; gắn và lồng ghép với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon; nâng cao đời sống của người dân và phát triển bền vững đất nước.

 

Các hoạt động của dự án gắn với các hoạt động của Nhà nước về tái cơ cấu Ngành nông nghiệp: Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

 

2. Sự quan tâm và hỗ trợ của các Bên liên quan:

 

Dự án được sự quan tâm chỉ đạo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh, huyện tham gia dự án.

 

Dự án có cơ cấu tổ chức bộ máy thống nhất xuyên xuốt từ Trung ương đến địa phương, (đặc biệt mỗi huyện dự án đều có 01 cán bộ kiểm lâm cấp huyện là cán bộ kiêm nhiệm ) đã tăng cường việc thực thi và giám sát các hoạt động quản lý bảo vệ rừng cộng đồng; Việc hội phụ nữ cấp huyện tham gia hỗ trợ tiếp cận việc thực hiện Quỹ phát triển thôn của dự án sẽ đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững của Quỹ.

 

3. Phương pháp tiếp cận cho hoạt động bảo vệ và sử dụng rừng bền vững:

 

Các cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương sống dựa vào rừng là những người hưởng lợi và trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững và giám sát tác động có sự tham gia.  

 

Hoạt động quản lý rừng cộng đồng của dự án được thực hiện để tăng cường trữ lượng các-bon thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư thôn và tăng cường quản lý và bảo vệ rừng và  hỗ trợ và cải thiện sự bảo tồn đa dạng sinh học tại chỗ.

 

Dự án đã giải quyết những khó khăn, thách thức trong quá trình tiến hành giao đất giao rừng thông qua (i) quy trình và lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia chặt chẽ theo các nguyên tắc "đồng thuận dựa trên tự nguyện và được thông tin, (ii) đo đạc diện tích chính xác và rõ ràng, phân giới cắm mốc trên thực địa; (iii) chuẩn bị hồ sơ giao đất đầy đủ theo các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích một cách toàn diện.

 

Việc phát triển sinh kế thông qua sử dụng rừng một cách bền vững và ít tác động nhằm đáp ứng các nhu cầu tự cung tự cấp của cộng đồng địa phương. Dự án chủ yếu  khuyến khích cho việc sử dụng Lâm sản ngoài gỗ, việc khai thác gỗ (Hiện nay chưa cho phép) sẽ tuân theo các quy chuẩn, khai thác giảm thiểu tác động 

 

Hỗ trợ tài chính sẽ được cung cấp để duy trì Ban quản lý và các tổ bảo vệ rừng cấp thôn trên cơ sở các báo cáo tuần tra đã được duyệt, tại các thôn chất lượng rừng nghèo đòi hỏi phải tiếp tục hỗ trợ cho cộng đồng thôn sau khi kết thúc dự án. Do đó việc hợp tác chặt chẽ với các khoản chi trả cho Dịch vụ Môi trường rừng (PFES) và các chương trình REDD+ sẽ được hỗ trợ để đảm bảo tài chính bền vững sau khi Dự án kết thúc.

 

Cách tiếp cận phát triển sinh kế và cơ chế phân phối lợi ích ở cơ sở: Các cộng đồng thôn được tự quyết định sử dụng nguồn vốn VDF cho các hoạt động sinh kế để sản xuất nâng cao thu nhập hộ gia đình trong vùng dự án.

 

Hỗ trợ tài chính cho các giải pháp sinh kế sẽ được gắn kết với việc giám sát tuân thủ hoạt động bảo vệ rừng một cách chặt chẽ. Các quỹ VDF được phân phối cho cộng đồng thông qua các Tài khoản tiền gửi mở tại các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp, việc rút vốn hàng năm từ các tài khoản VDF này sẽ được thực hiện từng năm, sẽ bị đình chỉ trong trường hợp thôn không bảo vệ tốt diện tích rừng được giao. (Nhằm tạo nguồn vốn cho cộng đồng được giao đất, giao rừng tổ chức các hoạt động tăng thu nhập cho cộng đồng và kinh tế hộ; hỗ trợ tín dụng thông qua tín chấp và đơn giản hoá thủ tục vay vốn,...)

 

Quỹ VDF do Ban Quản lý rừng cộng đồng quản lý, vị trí kế toán và thu ngân của sẽ ưu tiên dành cho phụ nữ (được hỗ trợ bởi Hội phụ nữ huyện). Người nhận tiền vay sẽ được ưu tiên cho phụ nữ đại diện chủ hộ có các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt cải thiện sinh kế hộ gia đình để giảm áp lực lên rừng và những chủ hộ phụ nữ được hỗ trợ tập huấn năng lực trong sản xuất nông nghiệp thông qua Tư vấn kỹ thuật về hỗ trợ tiếp theo dành cho những người vay. (Nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng thôn lựa chọn các giải pháp tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn; tạo kênh thanh toán tiền bảo vệ cho chủ rừng không dùng tiền mặt,...)

 

Thí điểm mô hình quản lý, phát triển tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng, từ đó xây dựng các quy trình kỹ thuật, chính sách hỗ trợ để cộng đồng có thu nhập bền vững từ đất và rừng được Nhà nước giao. (VD: cây, dược liệu, hương liệu, cây đa mục đích trồng dưới tán rừng; chăn nuôi,...)

 

Cách tiếp cận "Kinh nghiệm sẽ được trình bày ở cấp tỉnh và cấp quốc gia cho các Bộ, Ngành nhằm đóng góp vào phát triển các chính sách hiện hành": Ngoài việc xây dựng các hướng dẫn và bài học thực tiễn liên quan đến CFM và VDF, dự án sẽ góp phần xây dựng chính sách quốc gia đối với  REDD +, CFM và VDF/tài chính vi mô ở cấp cơ sở. Những kinh nghiệm thực thi hiện trường được cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh và quốc gia nhằm đóng góp vào việc xây dựng chính sách và lập kế hoạch chiến lược tốt hơn.

 

Dự án đã hợp tác với FFI để thực hiện mô hình REDD + tại xã Hiếu, huyện Kon  Plông, tỉnh Kon Tum với kết quả chính là cấp chứng chỉ cacbon cho dự án REDD + ở xã Hiếu theo tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận và tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng thôn thông qua việc bán chứng chỉ các-bon cho thị trường các-bon tự nguyện. Hợp tác với FFI của dự án sẽ đưa đến các đề xuất dựa trên thực tiễn đã triển khai và cung cấp thông tin thường xuyên cho các nhà hoạch định lâm nghiệp ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, giúp đóng góp tích cực cho sự phát triển các chính sách hiện hành (làm phong phú mô hình thí điểm carbon trong nước và thị trường carbon Quốc tế; góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để Việt Nam tham gia thị trường carbon Quốc tế,...).

Vũ Quang Vinh - Phó Giám đốc dự án KfW10

 


 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn