Thứ sáu, 26/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án SNRM: Ứng dụng thiết bị bay điều khiển từ xa (Flycam) trong quản lý và bảo vệ rừng

Thứ ba, 15/01/2019 | 00:00 GMT+7

DALN Sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa (Flycam) để giám sát rừng, giám sát đa dạng sinh học là sáng kiến của các cán bộ, chuyên gia Dự án SNRM nhằm cải thiện các hoạt động tuần tra rừng,là một công cụ rất hữu ích cung cấp kịp thời các không ảnh mới nhất, chi tiết nhất để theo dõi trạng thái/tình trạng, diễn biến của rừng, đồng thời giúp các nhóm bảo vệ rừng thực hiện tuần tra hiệu quả nhất.   

 

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về lĩnh vực lâm nghiệp, Dự án Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên Bền Vững (SNRM), Hợp phần 3 - Đa dạng sinh học do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ. Để thực hiện tốt các hoạt động của Hợp phần 3 từ tháng 8 năm 2015 đến nay, dự án đã được Nhà tài trợ JICA, Ban quản lý dự án SNRM Trung ương, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, chuyên gia trong và ngoài nước và các Sở, Ban, ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng tích cực phối hợp triển khai, thực hiện. Mục tiêu chính của Hợp phần 3 là thiết lập một cơ chế quản lý hệ sinh thái toàn diện và có tính cộng tác trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang bằng cách áp dụng phương thức phối hợp và khuôn khổ quản lý đa ngành, phát triển cơ chế quản lý rừng mang tính hợp tác dựa trên thỏa thuận hợp tác quản lý trong vùng đệm và vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang và sử dụng kết quả giám sát rừng và đa dạng sinh học cho công tác quản lý.

 

Dự án SNRM đã bắt đầu hoạt đồng này từ các hoạt động thử nghiệm, cập nhật tại các vị trí thí điểm, một trong những yếu tố chính của bản thỏa thuận hợp tác quản lý đã được nâng cấp là cải thiện các hoạt động tuần tra rừng hiện tại của các thành viên trong nhóm tham gia vào hiệp ước bảo vệ rừng. Về việc này, các cán bộ và chuyên gia của dự án đã có sáng kiến sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa (Flycam) để giám sát rừng, giám sát đa dạng sinh học là một công cụ rất hữu ích giúp cho các nhà quản lý rừng từ đó có thể cung cấp các hình ảnh trên không mới nhất và rất chi tiết để theo dõi trạng thái/tình trạng, diễn biến, những phát hiện mới của rừng kịp thời và đồng thời giúp các nhóm bảo vệ rừng thực hiện tuần tra hiệu quả nhất.

 

Để đảm bảo việc vận hành cho hoạt động sử dụng flycam đúng mục tiêu và kế hoạch, Dự án đã hỗ trợ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà mua sắm thiết bị bay Flycam, phần mềm ứng dụng và tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Trong những năm 2017-2018 các chuyên gia, cán bộ của Dự án SNRM đã tổ chức các khóa đào tạo tập huấn làm quen, vận hành và quản lý thiết bị bay không người lái cho các cán bộ của Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

 

Buổi họp khởi động với Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim

 

Hình ảnh giới thiệu thiết bị bay Flycam

 

Hình ảnh về giới thiệu phần mềm bay Flycam

 

Hình ảnh về bay thử nghiệm Flycam tại buổi tập huấn

 

Hình ảnh đầu tiên bay thử flycam tại hiện trường thực tế

 

Hình ảnh kết nối dữ liệu giữa thiết bị bay với máy tính

 

Hình ảnh Flycam thu thập thông tin biến động của rừng tại hiện trường

 

Với sự hỗ trợ của Dự án SNRM, các cán bộ được tập huấn về sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa (Flycam) của Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã sử dụng thành thạo thiết bị, phần mềm ứng dụng cho công tác theo dõi, giám sát rừng và đa dạng sinh học theo các tuyến tuần tra đã được thiết lập, đảm bảo hiệu quả, đúng yêu cầu của các nhà quản lý trong công tác theo dõi diễn biến tài nguyên và quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.

 

Ngoài ra, Flycam có thể thu thập được những thông tin, dữ liệu bổ sung cho những dữ liệu mà công cụ khác không thực hiện được, bao gồm: thông tin vị trí (chi tiết): trạm quản lý, tổ giao khoán,thông tin vi phạm: loại hình vi phạm, đối tượng vi phạm, số hồ sơ, thời điểm xử lý, người, đơn vị xử lý thông tin (đối chiếu), để xác minh được những biến động và có hướng xử lý phù hợp. Từ đó cho thấy ứng dụng này là rất hữu ích cần được nghiên cứu và nhân rộng trong tương lai.

Vũ Thị Huyền Trang - CTV

 

 

 


 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn