Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án SNRM2 hỗ trợ tổ chức Hội nghị "Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc”

Thứ hai, 13/12/2021 | 15:33 GMT+7

DALN Ngày 03/12/2021, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp - Dự án Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM2) do tổ chức JICA tài trợ cùng với Tổ chức CIFOR đã phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức “Hội nghị Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc”.

 

Hội nghị được Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Lai Châu đồng chủ trì và tổ chức theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tham gia trực tiếp có đại diện các bộ, ngành Trung ương,  lãnh đạo các tỉnh trung du miền núi phía bắc và một số viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hiệp hội và tổ chức liên quan. Tham gia bằng hình thức trực tuyến còn có 14 điểm cầu các tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Ngoài ra còn có 02 điểm cầu tại Hà Nội.



Các lãnh đạo của Bộ NN&PTNT và các lãnh đạo tỉnh Lai Châu đồng chủ trì hội nghị

 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ; Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng; Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị chủ trì và điều hành Hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại sứ quán nước Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam; đại diện Cơ quan hợp tác quốc tê Nhật Bản (JICA); đại diện lãnh đạo Ban, Bộ, Ngành Trung ương; lãnh đạo Hội nông dân Việt Nam; Liên minh hợp tác xã Việt Nam; đại biểu đến từ các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học; đại biểu đại diện lãnh đạo các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai và Lai Châu.



Quang cảnh hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tổng diện tích rừng là hơn 5,7 triệu ha, chiếm 39,6% tổng diện tích rừng toàn quốc. Trong đó, rừng tự nhiên khoảng trên 3,9 triệu ha, còn lại là diện tích rừng trồng. Về đa dạng sinh học, đây cũng là vùng có thành phần loài động, thực vật phong phú với hơn 10.000 loài thực vật bậc cao, hơn 200 loài thú, 800 loài chim, 250 loài bò sát, hàng nghìn loài cá và loài côn trùng,...Trong đó, có tới hơn 6.000 loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ.

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn có nguồn lực kinh tế từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2020 của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc đạt hơn 7.750 tỷ đồng (chiếm 48,4% tổng thu của cả nước), bình quân mỗi năm thu khoảng 775 tỷ đồng. Riêng năm 2020 thu được 1.239 tỷ đồng. Tại các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc nếu triển khai tất cả các phương án giảm phát thải và đạt được lượng phát thải, đồng thời giữ mức phát thải của các diện tích còn lại ở mức bình thường, dự kiến sẽ có khoảng 51,27 triệu tấn CO2 có thể thương mại, với giá dự kiến 5 USD/tín chỉ CO2 thì tổng thu từ thương mại các-bon đạt khoảng 256 triệu USD cả giai đoạn 2021-2030, bình quân đạt 25,6 triệu USD/năm.

Với sự đa dạng về tài nguyên rừng, địa hình, khí hậu, văn hóa…, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế dưới tán rừng như: cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ; các giá trị dịch vụ môi trường rừng gồm hấp thụ các bon, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,…Tuy nhiên, những tiềm năng này vẫn chưa được khai thác sử dụng theo hướng đa mục đích. Hội nghị sẽ đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể nhằm khai thác tiềm năng đa sinh thái rừng trong thời gian tới.

 


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, khu vực trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế dưới tán rừng, tuy nhiên, để phát huy được những giá trị này Bộ trưởng cho rằng, cần có cách tiếp cận theo hướng để người dân tự tạo ra được nền kinh tế dưới tán rừng, người dân thụ hưởng các thành quả mà mình tạo ra dưới sự giúp sức của các nhà khoa học, các chuyên gia. Bởi chính những người dân bản địa chính là những người có vai trò rất quan trọng trong việc giữ và bảo vệ rừng.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Đã đến lúc chúng ta phải tiếp cận rừng không chỉ là với các sản phẩm như gỗ, thủy điện, mà cần tạo ra chuỗi giá trị cho một ngành hàng dưới tán rừng; Không để bà con phát triển kinh tế dưới tán rừng một cách tự phát, mà phải khai thác được tất cả các giá trị, để nông nghiệp không phải là sản lượng, sản xuất nữa, mà là kinh tế dựa trên tài nguyên bản địa, tinh hoa văn hóa dân tộc và đổi mới sáng tạo. Tài nguyên là hữu hạn, nhưng đổi mới, sáng tạo là vô hạn; không chấp nhận tự bằng lòng với những gì mình có và luôn tìm những giá trị cao hơn từ rừng và không làm mất đi giá trị hiện hữu của nó...

Sau khi kết thúc, Hội nghị sẽ tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia, những người làm trực tiếp, những nhà nghiên cứu, các ý kiến tâm huyết với đồng bào các dân tộc. Trên cơ sở ý kiến từ các đại biểu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt các chiến lược, đề án riêng cho vùng Tây Bắc về phát triển kinh tế dưới tán rừng để nâng cao chuỗi giá trị tương xứng với tiềm năng sử dụng hệ sinh thái rừng bền vững, tạo thêm nguồn lực, thể chế phát triển tiềm năng kinh tế dưới tán rừng của vùng trung du miền núi phía bắc hiệu quả.


Đoàn Mai Lan

 

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn