Thứ ba, 19/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Hội thảo quốc tế: Đánh giá hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam trong bối cảnh quốc tế.

Thứ tư, 05/05/2021 | 09:45 GMT+7

DALN Vừa qua, Tại trường Đại học Lâm nghiệp đã diễn ra hội thảo quốc tế “Đánh giá cơ chế quản lý, quy mô hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam trong bối cảnh Quốc tế để hỗ trợ Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030”.

Tham dự hội thảo có Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF, Lãnh đạo Trường Trường Đại học Lâm nghiệp và các nhà khoa học các nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hội thảo có sự tham dự trực tuyến của GS. TS. Filipe Bravo, Trường Đại học Valladolid, Tây Ban Nha, TS. Kevin Beller, Đại học Eberswalde,  CHLB Đức.



Ông Đỗ Quang Tùng – Q.Trưởng BQL các dự án Lâm nghiệp trình bày báo cáo tại hội thảo.

Hội thảo đã được nghe Ông Đỗ Quang Tùng – Q. Trưởng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và GS. TS. Hoàng Văn Sâm trình bày báo cáo về hiện trạng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, những công ước Việt Nam tham gia và ảnh hưởng của chúng tới bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam, đặc biệt là những bài học thành công của quốc tế trong quản lý rừng đặc dụng; cơ hội và thách thức của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và quản lý rừng đặc dụng nói riêng và đề xuất trong việc quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn 2050.


GS.TS Hoàng Văn Sâm – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế trình bày báo cáo tại hội thảo

Theo báo cáo tại hội nghị của Ông Đỗ Quang Tùng và GS.TS Hoàng Văn Sâm: “Việt Nam là nước tham gia sớm và có trách nhiệm trong việc thực hiện các công ước quốc tế liên quan đến đa dạng sinh học. Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có xu hướng phát triển mạnh ngay sau giai đoạn Chính phủ phê chuẩn các công ước quan trọng như CBD, CITES, Ramsar. Để đáp ứng cam kết quốc tế theo mục tiêu Aichi 11, công ước về bảo tồn đa dạng sinh học (CBD), Việt Nam nên rà soát và ưu tiên chuyển đổi rừng phòng hộ thành rừng đặc dụng, đặc biệt là các khu có đa dạng sinh học cao”.

“Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.”  (QĐ Số: 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050)

 Nguyễn Tiến Dũng - CTV 

Một số hình ảnh hội thảo


PGS.TS Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp đồng chủ trì hội thảo


Ông Văn Ngọc Thịnh – Giám đốc WWF Việt Nam đồng chủ trì hội thảo
 
 
Chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo trực tuyến


Toàn cảnh hội thảo

 

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn