Thứ hai, 06/05/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị dự án KfW11 góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Hồng

Thứ năm, 31/12/2020 | 00:00 GMT+7

DALN Vừa qua, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT cùng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đã tiến hành làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình và các xã thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy (vùng thực hiện Dự án KfW11) về việc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt đầu tư dự án KfW11 tại tỉnh Thái Bình thuộc 02 hợp phần do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư.   

 

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng ban cùng đoàn công tác kiểm tra hiện trường xây dựng dự án tại huyện Thái Thụy

 

Tham dự buổi làm việc có Ông Phạm Ngọc Mậu, Trưởng phòng Song phương Vụ HTQT Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng ban và các chuyên viên của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp. Làm việc cùng đoàn công tác có lãnh đạo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cùng các bên có liên quan.

 

Tại các buổi làm việc Đoàn công tác đã được nghe báo cáo tiến độ chuẩn bị dự án của Tổ xây dựng dự án, những thuận lợi khó khăn trong quá trình chuẩn bị dự án. Theo báo cáo  Dự án “Bảo tồn và Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng” (gọi tắt là Dự án KfW11) được thực hiện tại các tỉnh Thái Bình và Nam Định với thời gian thực hiện dự án đã được Chính phủ phê duyệt trong quyết định 125/QĐ-TTg ngày 16/01/2020 là 07 năm. Tổng mức đầu tư cho dự án là 25.000.000 Euro. Trong đó: vốn Nhà tài trợ là 20.000.000 Euro (vốn viện trợ không hoàn lại từ Cộng đồng châu Âu (EU) là 10.000.000 Euro, vốn vay xúc tiến của KfW là 10.000.000 Euro); vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam là 5.000.000 Euro (bao gồm cả hiện vật).

 

Với mục tiêu là: Tăng cường thể chế, nâng cao năng lực các cơ quan liên quan tới việc lập kế hoạch tổng hợp thích ứng BĐKH, góp phần thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững trong khu DTSQ đồng bằng sông Hồng; Bảo vệ và củng cố hệ thống phòng hộ ven biển thông qua trồng và phục hồi các hệ sinh thái RNM ven biển, tăng cường hệ thống đê biển và hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn giúp bảo vệ bờ biển, các công trình cơ sở hạ tầng và chống xâm nhập mặn; Tăng cường năng lực cho cộng đồng dân cư ven biển để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.  Đầu tư phục hồi diện tích canh tác thủy hải sản bị suy thoái và/ hoặc kém hiệu quả cũng như đưa ra các hệ thống canh tác thủy lâm sinh khác góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với BĐKH của cộng đồng địa phương

 

Tham vấn địa phương về báo cáo đánh giá tác động mội trường

 

Việc phê duyệt đầu tư cho dự án đang được hoàn thiện, công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT và UBND tỉnh Thái Bình xây dựng và trong đầu tháng 1 năm 2021 sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, việc phê duyệt đầu tư và đàm phán ký kết Hiệp định tài chính sẽ thực hiện trong tháng 3 năm 2021.

 

Theo thiết kế của Dự án, Dự án sẽ khoanh nuôi bảo vệ và phát triển 4.680 ha rừng ven biển (đâu tư xây dựng cọc mốc, biển báo, chòi canh, đường ranh giới lô, đường băng cản lửa, đường tuần tra…); Trồng 1.000 ha rừng ngập mặn; Trồng 55 ha rừng trên cát; Khoanh nuôi tái sinh 350 ha… trên địa bàn 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định góp phần phục hồi và cải tại rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu

Nguyễn Tiến Dũng - CTV

 

 

 

 

 

 

 


 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn