Thứ bảy, 27/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án STW - Hội thảo "Tăng cường phòng chống hoạt động rửa tiền từ buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật”

Thứ tư, 14/09/2022 | 11:02 GMT+7

DALN Vừa qua, tại thành phố Hà Nội, dự án STW đã phối hợp với Hiệp hội các ngân hàng tổ chức hội thảo Tăng cường phòng chống hoạt động rửa tiền từ buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật”. Tham dự hội thảo có đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công An, Ngân hàng Nhà nước cùng các tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng, công ty dịch vụ chuyển tiền, công ty công nghệ tài chính và đại diện các tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước.

Bà Michelle Owen Giám đốc văn phòng dự án STW (WWF) phát biểu tai hội nghị

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức tài chính, các công ty Fintech về rủi ro rửa tiền liên quan đến buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật; Tuyên truyền thông điệp về nỗ lực phòng chống buôn bán ĐVHD, khuyến khích các tổ chức tài chính, công ty Fintech có lập trường không khoan nhượng đối với buôn bán ĐVHD trái pháp luật; Vận động các nhà lãnh đạo cấp cao, các đại diện ngân hàng trở thành Đại sứ chống buôn bán ĐVHD trái pháp luật và ủng hộ việc áp dụng các biện pháp phòng chống rửa tiền đối với tội phạm về động vật hoang dã và tuân thủ theo Quy tắc ứng xử của doanh nghiệp về chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật thông qua các trường hợp kinh doanh cụ thể.

Theo tham luận của Cục cảnh sát môi trường tại Hội thảo “Trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, với những phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi. Hoạt động phạm tội vi phạm về bảo vệ ĐVHD không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ mà đã xuất hiện các đường dây, tổ chức, có sự cấu kết giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài để thực hiện việc vận chuyển, buôn bán trái phép ĐVHD xuyên quốc gia. Thông qua hoạt động nghiệp vụ các cơ quan chức năng phát hiện một số dấu hiệu nghi vấn rửa tiền trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật nguy cấp quý hiếm. Hoạt động vận chuyển, buôn bán trái phép ĐVHD đã và đang trở thành một vấn đề lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã trong tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và các vấn đề khác về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự.

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ thông thương giữa ASEAN, Nam Mỹ, Châu Phi với các thị trường tiêu thụ tại Châu Á và các khu vực trên thế giới, được xác định vừa là điểm tiêu thụ, vừa là tuyến đường trung chuyển các loài ĐVHD. Tình hình buôn bán, vận chuyển các ĐVHD tiếp tục có diễn biến phức tạp trên cả 03 tuyến: đường biển, đường hàng không và đường bộ”.

 
Tiến sỹ Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc CITES Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.


Theo ý kiến Tiến sỹ Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan Thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo:
Việc phòng chống rửa tiền thông qua buôn bán động vật hoang dã đã được thể hiện tại Nghị quyết 17.6 về hạn chế, ngăn chặn, phát hiện, chống tham nhũng, qua đó dẫn đến các hành vi vi phạm Công ước. Tại khoản 10, khuyến nghị các thể chế quốc tế chống tội phạm động vật hoang dã tiếp tục đưa vấn đề chống tham nhũng vào hoạt động, kể cả các hoạt động liên quan đến chống rửa tiền ..; Tại khoản 11, khuyến nghị các mạng lưới thực thi luật cấp vùng, tiểu vùng đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình hoạt động, thực thi các kế hoạch đó; (Công ước CITES)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, gồm thành viên là đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi luật từ năm 2010.

Để ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm về động vật hoang dã theo pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 tăng cường một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2713/QĐ-BNN-TCLN ngày 10/7/2018 Ban hành kế hoạch hành động ngà voi, sừng tê giác giai đoạn 2018-2020, theo đó nội dung kế hoạch nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong ngắn hạn để giảm thiểu, dần xóa bỏ vấn nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã.


Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) phát biểu tại Hội thảo.


“Hội thảo là sự kiện chuyên sâu vào một trong bốn mảng lớn của Phòng chống rửa tiền (PCRT) liên quan đến lĩnh vực môi trường là phòng chống rửa tiền từ buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, tiếp nối với chương trình đào tạo về chủ đề PCRT và Tài trợ khủng bố mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với các đối tác tổ chức rất thành công vào ngày 9/9 vừa qua.

Kết quả của hội thảo để hỗ trợ các tổ chức hội viên triển khai công tác PCRT từ buôn bán động vật hoang dã trái phép thiết thực và hiệu quả hơn nữa, NHNN Việt Nam và Dự án STW và WWF lập kế hoạch trong các năm tới đây sẽ phối hợp triển khai nhiều hoạt động như hỗ trợ hoàn thiện khung chính sách, tổ chức hội thảo tập huấn, tăng cường năng lực, kỹ năng điều tra và báo cáo số liệu tài chính đáng ngờ; xây dựng sổ tay PCRT, Việt hoá các công cụ, module đào tạo trực tuyến về PCRT như ACAMS; vận động các ngân hàng trở thành hình mẫu về công tác PCRT liên quan đến buôn bán ĐVHD trái pháp luật, góp phần cùng Chính phủ giải quyết nạn buôn bán ĐVHD trái pháp luật” Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo HHNH Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.


Toàn cảnh hội thảo 

Nguyễn Tiến Dũng - CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn