Thứ sáu, 19/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG REDD+ QUỐC GIA

Thứ tư, 30/10/2013 | 00:00 GMT+7

DALN Ngày 27 tháng 06 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (gọi tắt là Chương trình REDD+) giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số 799/QĐ-TTg.   

Ngày 27 tháng 06 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (gọi tắt là Chương trình REDD+) giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số 799/QĐ-TTg.
Với mục tiêu chung góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững, Chương trình REDD+ có nhiệm vụ trọng tâm như sau:
 
1. Giai đoạn 2011 – 2015:
  1. Nâng cao năng lực và phát triển thể chế quản lý các hoạt động REDD+;
  2. Điều tra, thu thập số liệu và thiết lập mức phát thải khí nhà kính cho từng giai đoạn và dự báo trước mức phát thải khí nhà kính trong những năm tiếp;
  3. Thiết lập và vận hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV);
  4. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính Chương trình REDD+;
  5. Tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+;
  6. Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về việc thực hiện REDD+; nâng cao năng lực thực thi pháp luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT);
  7. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm kết quả thực hiện REDD+ tại các tỉnh thí điểm và những quy định mới của quốc tế.
 
 
 
2. Giai đoạn 2015 – 2020:
  1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều phối, quản lý và vận hành Chương trình; triển khai thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc phù hợp với quy định và sự hỗ trợ của quốc tế;
  2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý phục vụ thực hiện REDD+;
  3. Tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện REDD+;
  4. Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện RELs/FRLs ở cấp quốc gia và cấp địa phương tại các tỉnh thí điểm;
  5. Hoàn thiện hệ thống thông tin về REDD+;
  6. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và chính sách chi trả trên cơ sở kết quả thực hiện REDD+ ở các cấp;
  7. Hoàn thiện cơ chế giám sát và giải quyết khiếu nại, phản hồi ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện Chương trình REDD+;
  8. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong khu vực về việc thực hiện REDD+ và nâng cao năng lực thực thi pháp luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT).
 
 
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, bảy giải pháp chính đã được đưa ra trong quyết định bao gồm:
  1. Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thực thi REDD+
  2. Hoàn thiện thể chế và phát triển nguồn nhân lực 
  3. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
  4. Rà soát, hoàn thành việc giao, cho thuê rừng và đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. 
  5. Tiến hành điều tra, theo dõi diễn biến rừng và kiểm kê rừng theo định kỳ hàng năm và 5 năm; hoàn thiện hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp.
  6. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát REDD+.
  7. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa các nguồn lực tài chính
 
 
Về tổ chức thực hiện, Quyết định cũng nêu rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ ngành liên quan thực hiện Chương trình REDD+. Giao cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thành lập Ban chỉ đạo về REDD+ Việt Nam và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, đồng thời được ủy quyền thống nhất với các nhà tài trợ thành lập một số bộ phận tư vấn, hỗ trợ giám sát thực hiện Chương trình REDD+ khi cần thiết. Văn phòng REDD+ là bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo, do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định thành lập và tổ chức hoạt động điều hành theo thẩm quyền. 
 
Đây là quyết định quan trọng góp phần thực hiện Chiến lược về biến đổi khí hậu ở Việt Nam đồng thời thể hiện thiện chí và nỗ lực của Việt Nam góp phần cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký (27/06/2012).
Nguồn:http://vietnam-redd.org
 
Nguyễn Lê Hùng - CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn