Thứ sáu, 26/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Thỏa thuận hợp tác giữa Biomass Fuel Việt Nam và Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ không hoàn lại.

Thứ ba, 07/12/2021 | 09:23 GMT+7

DALN Ngày 6/12, tại Khu Công nghiệp VSIP (Nghệ An) đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác giữa  Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam và Hợp phần quản lý rừng bền vững của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ không hoàn lại.

Đến dự và chứng kiến lễ ký, đại diện Bộ NN&PTNT có ông Vũ Văn Hưng, Phó trưởng ban Ban quản lý các dư án Lâm nghiệp -Gám đốc dự án Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học, và cán bộ các phòng ban chức năng. Về phía tỉnh Nghệ an có Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu cùng lãnh đạo sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, lãnh đạo dự án VFBC tỉnh Nghệ an, đại diện chủ rừng, cùng đại diện nhà tài Trợ USAID, công ty DAI.

Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (BQLDALN) được Bộ NN-PTNT giao làm Chủ dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC). Mục tiêu dự án hướng đến là giảm phát thải nhà kính và tăng hấp thụ các – bon trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực rừng có giá trị cao.

Dự án VFBC được thực hiện từ năm 2021-2026, triển khai trên địa bàn 11 tỉnh, trong đó Nghệ An tham gia Hợp phần Quản lý rừng bền vững với ngân sách tài trợ 2 triệu USD. Một trong những mục tiêu trọng tâm mà Hợp phần hướng đến là cải tiến, nâng cấp chất lượng rừng trồng, kết nối thị trường giữa chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ gỗ. Nội dung này được Dự án rất quan tâm và chú trọng.

Số đông chuyên gia đầu ngành chung quan điểm, các hoạt động của Dự án VFBC triển khai sẽ góp phần thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Công ty Biomass Fuel Vietnam được thành lập từ năm 2016 tại tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư 24,4 triệu USD, công suất đạt 160.000 tấn viên nén/năm, nhu cầu nguyên liệu 300.000 tấn/ năm. Công ty cùng lúc đảm bảo “3 trong 1”, gồm: Tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân trồng rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thời gian qua, Văn phòng hợp phần quản lý rừng bền vững của Dự án VFBC và Công ty Biomass Fuel Vietnam đã rất nỗ lực trong quá trình trao đổi, thảo luận, từ đó đi đến thống nhất ký kết thoả thuận hợp tác giữa đôi bên. Kết tinh thành quả đến từ định hướng của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ sâu sát của UBND tỉnh Nghệ An, Sở NN-PTNT và các bên liên quan.

TS. Vũ Văn Hưng, Phó Trưởng Ban BQLDALN, Giám đốc Ban quản lý dự án VFBC khẳng định: Tôi tin tưởng rằng, việc ký kết Thỏa thuận Hợp tác giữa 2 bên không chỉ đơn thuần gắn kết mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với dự án, mà cốt lõi là tiến tới hỗ trợ cho các chủ rừng, các hộ, nhóm hộ, HTX trong vùng chủ động công tác quản lý và kinh doanh rừng bền vững, tập trung sản xuất gỗ lớn hướng đến đạt chứng chỉ rừng Quốc tế, qua đó cụ thể hóa mục tiêu của dự án, đồng thời góp phần tích cực trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. 


TS. Vũ Văn Hưng, đại diện Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban BQLDALN,
Giám đốc Dự án VFBC

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh: Nghệ An sở hữu diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, điểm nhấn nổi bật nhất Khu dự trữ sinh quyển miền Tây được UNESCO công nhận với diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á.


Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An 

Thời gian qua, lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá ấn tượng. Công tác phát triển vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến được quan tâm, chú trọng, các cơ chế, chính sách đầu tư về phát triển lâm nghiệp từng bước được hoàn thiện. Trên địa bàn bước đầu triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững để nâng cao giá trị các sản phẩm từ rừng, đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường xuất khẩu gỗ, lại cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng.

Điểm nhấn lớn nhất chính là việc được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ, đây được xem là nền móng vững chắc, là tiền đề để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành lâm nghiệp Nghệ An.

Mặt được là thế, ở chiều ngược lại dễ thấy công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn vẫn đối diện với không ít khó khăn, thách thức, điển hỉnh như: Chất lượng và hiệu quả rừng trồng còn thấp, diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ lớn còn hạn chế. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu còn xuất nguyên liệu thô hoặc sơ chế đơn giản dẫn đến chuỗi giá trị hàng hóa thấp. Giá trị đầu tư cho lâm nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành…

Từ cơ sở đó, Thỏa thuận hợp tác, trực tiếp là hỗ trợ đến từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) đối với các dự án đã và đang triển khai tại Nghệ An thực sự là lời giải cho bài toán khó.

Hiện nay, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đang thực hiện 3 dự án tại Nghệ An, gồm: 2 dự án vốn vay (Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn - JICA2; Dự án hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển - FMCR) và 1 dự án viện trợ không hoàn lại (Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học - VFBC). Tổng vốn ODA khoảng 21 triệu USD.

Lễ Ký kết thỏa thuận


Ông Eisuke Nomura, Tổng giám đốc công ty TNHH Biomass Fuel Việt nam


Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam


Ông Abraham, Giám đốc Hợp phần Quản lý rừng bền vững - Công ty DAI


Ông Hồ Văn Mưu, đại diện chủ rừng







Nguyễn Tiến Dũng - CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn