Thứ tư, 17/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Bảo tồn động vật hoang dã – những nỗ lực không ngừng nghỉ

Thứ năm, 21/07/2022 | 10:28 GMT+7

DALN Theo thống kê từ dữ liệu SMART của tổ chức Save VietNam's Wildlife, từ 6/2018 - 6/2022, tại VQG Pù Mát, Nghệ An đã bắt giữ hơn 700 người vi phạm, tịch thu gần 14.000 bẫy các loại, 107 khẩu súng và phá hủy 971 lán trại trái phép.

Những chiếc bẫy đã và đang đe dọa sinh mạng của nhiều loài động vật hoang dã. Tình yêu đối với những loài vậy ấy thôi thúc những bước chân lên đường. Cùng với đó ứng dụng công nghệ vào công tác bảo tồn.

Theo thống kê từ dữ liệu SMART của tổ chức Save VietNam's Wildlife, từ 6/2018 - 6/2022, tại VQG Pù Mát, Nghệ An đã bắt giữ hơn 700 người vi phạm, tịch thu gần 14.000 bẫy các loại, 107 khẩu súng và phá hủy 971 lán trại trái phép.

Số lượng này dù đã giảm rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn là lời cảnh báo về việc cần bảo vệ rừng nói chung và bảo tồn các loài động vật hoang dã nói riêng. Bởi với diện tích hơn 94.000 ha VQG Pù Mát là khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học rất cao, trong đó, có rất nhiều loài nguy cấp, quý hiếm có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế

Từ thợ săn trở thành người bảo vệ rừng

Nếu như trước đây chỉ có lực lượng kiểm lâm thực hiện công tác tuần tra bảo vệ rừng, thì từ năm 2017 đã có thêm sự hỗ trợ của nhóm bảo tồn cộng đồng do Tổ chức bảo tồn FFI thành lập, và năm 2018 có thêm sự chung tay của nhóm bảo vệ rừng của Trung tâm bảo vệ động vật hoang dã Việt Nam.

Đặc biệt, các thành viên của nhóm bảo tồn cộng đồng là những người dân bản địa trước đây từng đi săn, chặt phá rừng lấy gỗ. Khi nhận ra cái sai của mình, họ đã thay đổi, với mong muốn được "trả nợ" cho rừng.

Từ giác ngộ suy nghĩ đến thay đổi hành động, anh Kính tiên phong và tuyên truyền cho người thân, bạn bè, bản làng của mình. Vậy là từ thợ săn, 7 người trong bản đã tập hợp thành nhóm "Bảo tồn cộng đồng", hỗ trợ kiểm lâm trong công tác tuần tra rừng. Kinh nghiệm thuở thiếu thời của họ đã phát huy tác dụng.

Để giữ lấy số động vật hoang dã còn lại, lực lượng kiểm lâm, người dân và các tổ chức đã không quản ngại khó khăn, băng rừng, lội suối đến cả chục km mỗi ngày. Một lán trại dựng tạm qua đêm, bữa cơm nấu vội bằng nguồn nước suối. Những câu chuyện tếu táo giúp họ quên đi vất vả của cả ngày dài và cũng phần nào vơi bớt nỗi nhớ gia đình.

Ngày mới lại bắt đầu, hành trình của họ sẽ không ngừng nghỉ, để giữ cho khu rừng này được bình yên.



Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn động vật hoang dã

Tháng 6/2018, Trung tâm Bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam "Save Viet Nam's Wildlife" đã thành lập nhóm chuyên trách bảo vệ rừng Anti-Poaching đầu tiên của Việt Nam, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy công tác tuần tra, bảo vệ rừng.

Cùng với đó, chương trình Ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã tại VQG Pù Mát được triển khai, bước đầu đã mang đến những hiệu quả rõ rệt.


Hành trang của mỗi chuyến đi rừng không chỉ là ba lô đồ đoàn nặng đến 20kg, các thành viên của Nhóm bảo bảo vệ rừng còn phải mang theo các thiết bị thông minh để nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra.

Những chiếc bẫy ảnh poachercam được ví như thay cho người kiểm lâm canh gác ở các vị trí quan trọng, và nó nhạy đến mức chỉ cần 1 chiếc lá rơi cũng được chụp ảnh gửi về hệ thống.

Hiện nay, đã được trang bị 13 chiếc bẫy ảnh. Tháng 3/2022, nhờ có thiết bị này, kiểm lâm đã phát hiện được 1 người dân mang súng hơi vào rừng và kịp thời xử lý. Kết quả của chương trình đặt bẫy ảnh điều tra động vật tại VQG Pù Mát được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao.

Không chỉ góp phần chống nạn , những thiết bị này cũng ghi nhận sự sống của nhiều loài động vật quý hiếm trong khu rừng.



Phát triển gắn với bảo tồn thiên nhiên

VQG Pù Mát là rừng đặc dụng nên việc khai thác du lịch là 1 trong 5 nhiệm vụ chính ngoài công tác bảo tồn. Việc phát triển du lịch đi đôi với giáo dục thiên nhiên cũng là hướng đi của nhiều VQG hiện nay như Cúc Phương hay Phong Nha Kẻ Bàng.

Từ tháng 3/2022, có những ngày trung bình gần 1.000 lượng khách đến với Pù Mát. Đó cũng là tín hiệu tích cực mở ra nhiều cơ hội mới cho khu rừng này.

Mô hình voi mẹ và voi con này là kết quả từ cuộc thi thiết mô hình động vật hoang dã được làm từ bẫy do VQG Pù Mát và Trung tâm hành động vì động vật hoang dã Wildact tổ chức vào tháng 12/2021. Thay vì bị phá hủy, giờ đây, những chiếc bẫy lại trở thành điểm check in có ý nghĩa giáo dục cho các du khách khi đến với VQG Pù Mát.

Trong vài năm gần đây, VQG Pù Mát hướng đến phát triển du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên. Một số điểm tham quan nổi bật như Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hay quần thể du lịch Thác Kèm thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

Tìm hiểu về rừng, gần gũi với rừng để thêm yêu rừng hơn, hi vọng khi những hoạt động du lịch được triển khai cũng là lúc nâng cao được ý thức về bảo tồn thiên nhiên của mỗi người dân.

Nguồn: vtv.vn
Vũ Thị Huyền Trang
 

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn