Hội nghị giao ban đánh giá kết quả năm 2020 và bàn giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2021.
DALN Vừa qua, tại Thành phố Quy Nhơn, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 và bàn giải pháp đạt mục tiêu năm 2021.
Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn phát biểu tại Hội nghị
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong năm 2020, giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt trên 13,23 tỷ USD, tăng trưởng trên 16,9% so với năm 2019, vượt kế hoạch đặt ra (12,5 tỷ USD). Giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống vẫn giữ mức tăng trưởng như: Thị trường Trung Quốc tăng 3,2%, Hàn Quốc tăng 3,6%, đặc biệt thị trường Hoa Kỳ tăng 34,7%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã tận dụng tối đa thời cơ phát triển mở rộng thị trường trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cơ hội từ các hiệp định AFTA mà Việt Nam tham gia.
Mục tiêu trong năm 2021, phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 14 đến 14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với 2020. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2021 và những năm tiếp theo, cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, các hiệp hội ngành hàng và các Bộ, ngành, địa phương cần có những giải pháp tổng thể, đồng bộ và lâu dài về các lĩnh vực từ phát triển vùng nguyên liệu trong nước, tổ chức sản xuất, thương mại và thị trường, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…. Trước mắt, trong năm 2021 cần tập trung thực hiện các giải pháp: hoàn thiện, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, phát triển thị trường, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản, phát triển nguồn nhân lực và phát triển cơ sơ hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Trưởng ban Đỗ Quang Tùng tham dự hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021, tôi đề nghị cộng đồng các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cần phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ và lâu dài về các lĩnh vực từ phát triển vùng nguyên liệu trong nước, tổ chức sản xuất, phát triển và thị trường, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực… Đặc biệt, ngành chức năng phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nhập khẩu trước cáo buộc của Mỹ rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp; muốn vậy, phải triển khai quyết liệt Nghị định 102 của Chính phủ. Có thể ví von, bức tranh kinh tế năm 2020 tựa như đại dương đầy sóng gió, và ngành gỗ Việt Nam như con tàu kiên cường vượt trùng khơi, cập bờ an toàn với những thành tựu vượt xa kỳ vọng”.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Hà Công Tuấn trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Nguyễn Tiến Dũng
Có thể bạn quan tâm
Tin cũ hơn
- Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn làm việc về công tác quản lý bảo vệ phát triển, phòng cháy chữa cháy rừng và các dự án lâm nghiệp tại tỉnh Kiên Giang
- Làm việc với tỉnh Lâm Đồng nhằm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án "Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam"
- Báo cáo kết quả xây dựng nội dung dự án “Nhân rộng thực hiện quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng” do Chính phủ Đức tài trợ thông qua GIZ Việt Nam.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Tân Sửu năm 2021 tại tỉnh Tuyên Quang
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án KfW11