Thứ bảy, 27/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Hội thảo chia sẻ kết quả Dự án Quản lý bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ ba, 27/06/2023 | 17:08 GMT+7

DALN Sáng ngày 23/6/2023, tại TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Việt Nam (VFBC) thuộc Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đã tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả Dự án, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dự án do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp làm chủ dự án.


Ông Vũ Văn Hưng - Giám đốc Dự án VFBC khai mạc hội thảo

Dự án VFBC thực hiện trong vòng 6 năm từ năm 2021 đến 31/12/2026 được triển khai tại 11 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh (VQG Vũ Quang), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Lâm Đồng (tập trung vào VQG Bidoup Núi Bà) và 3 Vườn Quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp là Cúc Phương, Bạch Mã,Cát Tiên. Phần lớn đối tượng hưởng lợi của dự án này là người dân tộc, thường sống tại các khu vực miền núi và có nguồn sinh kế dựa vào rừng.

Với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ các - bon trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam; Bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực rừng có giá trị cao về đa dạng sinh học của quốc gia. Từ đầu dự án cho đến nay, ước tính 10,14 triệu USD đã được dự án huy động cho bảo vệ cảnh quan bền vững giúp lưu giữ khoảng 2,7 triệu tấn CO2 không phát thải vào môi trường. Dự án đã hỗ trợ Chính phủ, Bộ, ngành xây dựng 33 luật, chính sách, quy định, hỗ trợ 44 tổ chức cải thiện, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ cảnh quan bền vững.

Dự án đã bước đầu đạt được mục tiêu đề ra với việc đào tạo cho 22.587 người về bảo vệ cảnh quan bền vững và giúp gần 5.000 người nhận được lợi ích từ các hoạt động phát triển sinh kế của dự án.

Bên cạnh đó, hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học là một phần quan trọng cấu thành dự án cũng được dự án khẩn trương triển khai với những hoạt động hiệu quả. Dự án đã giúp kết nối liên kết 24 cộng đồng với các công ty du lịch và công ty liên quan đến các chuỗi giá trị về nông sản và lâm sản ngoài gỗ giúp 1.000 người dân được hưởng lợi. Ngoài ra, kết quả của dự án còn thể hiện ở những chỉ số về thực thi pháp luật với việc dự án đã hỗ trợ xây dựng 05 luật và chính sách liên quan đến bảo tồn, các cơ sở có kinh doanh các sản phẩm động vật hoang dã giảm 40% so với trước đây.

Dự án cũng thực hiện thành công lồng ghép bình đẳng giới và hòa nhập xã hội vào các hoạt động về phát triển các chuỗi giá trị, du lịch cộng đồng, tuần tra cộng đồng và nhóm bảo tồn thôn bản; thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào thực hiện các chính sách, hoạt động nông lâm nghiệp, rừng cộng đồng, phát triển chuỗi giá trị góp phần nâng cao vai trò về kinh tế và môi trường cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.


Các đại biểu tham dự hội thảo

Trong những năm gần đây, ngoài việc tiếp nhận và triển khai thành công các dự án liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp từ các nhà tài trợ chiến lược và đối tác chính như: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), JICA (Nhật Bản), KfW (Cộng hòa liên bang Đức), WB (Ngân hàng Thế giới), Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp cũng đã tiếp cận và làm chủ các dự án do các nhà tài trợ mới như KOIKA (Hàn Quốc), USAID (Hoa Kỳ) tài trợ.

Tại hội thảo, các cán bộ dự án VFBC cũng chia sẻ các kinh nghiệm thực hiện dự án do USAID tài trợ từ quy trình thiết kế hình thành dự án, các loại hình dự án phù hợp, cơ chế tài chính, quy trình và cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện triển khai dự án. Chú trọng đến cơ chế giải ngân của nhà tài trợ USAID là trao vốn cho các nhà thầu để thực hiện giải ngân, do đó việc chủ động trong quá trình triển khai thực hiện dự án phải do các nhà thầu chính. Chính vì vậy, hội thảo đưa ra một số khuyến nghị để thực hiện đúng tiến độ dự án, các đối tác địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu chính. Ngoài ra, USAID rất coi trọng việc xây dựng kế hoạch hàng năm, vì vậy, để kế hoạch hàng năm sớm được phê duyệt, các đối tác địa phương cần bám sát vào các chỉ số đầu ra các hoạt động dự án để xây dựng kế hoạch sát với thực tế và có tính khả thi cao.


Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Lê Thủy - CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn