Hội thảo tham vấn rà soát các đề xuất liên quan tới Việt Nam tại COP19
Thứ năm, 13/10/2022 | 15:07 GMT+7
DALN Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội, dự án STW phối hợp với cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn rà soát các đề xuất liên quan tới Việt Nam tại COP19.
Đến dự hội thảo có đại diện: Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Cục Thú y cùng Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp… các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế và các nhà khoa học trong nước.

Bà Hà Thị Tuyết Nga giám đốc cơ quan thẩm quyền quản lý CITES, Bà Trần Thị Nam Hà phó giám đốc BQL Dự án STW Trung ương
và Bà Michelle Owen giám đốc dự án STW WWF đồng chủ trì hội thảo.

Bà Hà Thị Tuyết Nga - giám đốc cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam

Bà Michelle Owen giám đốc dự án STW WWF phát biểu tại Hội Thảo
Đối với việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES, việc gia tăng số lượng loài qua các kỳ COP (2013: 36.000 loài, 2016: 37.400 loài, 2019: 38.700 loài) chứng tỏ mức độ bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã ngày càng cấp thiết.
Hội nghị các quốc gia thành viên CITES (COP) là sự kiện quan trọng diễn ra 3 năm/ lần với mục đích rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về khoa học và quản lý các hoạt động buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Đặc biệt, về mặt khoa học, việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES (hiện bao gồm 38.700 loài động vật, thực vật hoang dã) có ý nghĩa quan trọng, là khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động khai thác, buôn bán động vật, thực vật hoang dã trên toàn cầu.Đối với việc sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES, việc gia tăng số lượng loài qua các kỳ COP (2013: 36.000 loài, 2016: 37.400 loài, 2019: 38.700 loài) chứng tỏ mức độ bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã ngày càng cấp thiết.
Tham gia CITES từ năm 1994, Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp hiệu quả trong thực thi CITES. Các đề xuất sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES của Việt Nam tại các kỳ COP đều đạt hiệu quả và được đa số các đoàn đại biểu tại COP bỏ phiếu đồng ý thông qua. Tại COP19 (tổ chức tại Panama từ ngày 14-25/11/2022), Việt Nam dự kiến đề xuất:
(i) nâng hạng loài Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons từ Phụ lục II lên Phụ lục I
(ii) đưa loài Rồng đất Physignathus cocincinus vào Phụ lục II.
(i) nâng hạng loài Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons từ Phụ lục II lên Phụ lục I
(ii) đưa loài Rồng đất Physignathus cocincinus vào Phụ lục II.
Một số hình ảnh Hội thảo














Để đạt được sự đồng thuận của các đoàn dự CoP19, các đề xuất của Việt Nam pháp đáp ứng các yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết 9.24 về các tiêu chí sửa đổi Phụ lục I và Phụ lục II, đồng thời đạt được 2/3 số phiếu tại COP.
Để chuẩn bị tốt cho các đề xuất trên, rất cần thông tin cập nhật, bổ sung từ các tổ chức, các chuyên gia khoa học và thống nhất thành nội dung sẽ trình tại COP19.
Nguyễn Tiến Dũng - CTV
Có thể bạn quan tâm
Tin cũ hơn
- Dự án STW: Làm việc với Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Việt Nam triển khai dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp.
- Dự án STW: Hội thảo tham vấn dự thảo kế hoạch hoạt động dự án năm 2023
- Dự án VFBC tổ chức tập huấn “Nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã” cho các nhóm bảo tồn cộng đồng
- Hội thảo khoa học bàn giải pháp phát triển quế bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Dự án SNRM2 Trung ương làm việc và thăm hiện trường thực hiện dự án SNRM2 tại tỉnh Tuyên Quang
- Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp - Tập huấn, phổ biến những điểm mới công tác văn thư, lưu trữ tài liệu nhà nước năm 2022