Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Kiểm lâm ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu ký Quy chế phối hợp trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh

Thứ tư, 03/08/2022 | 13:31 GMT+7

DALN Ngày 22/7/2022 , Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) hỗ trợ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đăng cai tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Gần sáu mươi đại biểu, đại diện lãnh đạo, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, lực lượng kiểm lâm các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Ban quản lý dự án VFBC đã tham gia Hội nghị để tổng hợp, đánh giá kết quả phối hợp của lực ượng kiểm lâm tại vùng giáp ranh năm 2021-2022 của ba tỉnh, đồng thời xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp cho năm tiếp theo.

Khu vực giáp ranh giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Điện Biên, Lai Châu gồm 07 huyện, 21 xã. Tổng diện tích tự nhiên vùng giáp ranh là 704.181,96 ha, trong đó diện tích đất có rừng 423.007,79 ha, tỷ lệ che phủ đạt 44,87%.







Khu vực giáp ranh có diện tích rừng tự nhiên lớn, trữ lượng, chất lượng rừng cao, tính đa dạng sinh học phong phú, lưu giữ nhiều loài thực vật, động vật rừng quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ như nghiến, pơ mu, thông tre lá dài, sâm Lai Châu, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa, gấu chó, gấu ngựa, mèo rừng, gà lôi tía … và một số loài dược liệu quý, hiếm khác. Do đó công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn ở khu vực này luôn được đặc biệt coi trọng.

Khu vực giáp ranh chia cắt phức tạp, hiểm trở, độ dốc lớn, diện tích rừng phần lớn ở xa khu trung tâm, gây khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm và công tác huy động người dân tham gia chữa cháy rừng. 

Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Kiểm lâm ba tỉnh đã phối hợp có hiệu quả ở các cấp chi cục, hạt, địa bàn, thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, ngăn chặn vi phạm, đảm bảo an ninh và ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn các vùng giáp ranh.

Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh ngành Lâm nghiệp đang nghiên cứu, xây dựng Thông tư thay thế cho Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT về quản lý, truy xuất nguồn gốc gỗ và lâm sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đại biểu tham dự Hội nghị đã nêu một số hạn chế của Thông tư 27 và đề xuất một số phương án điều chỉnh, bổ sung. Dự án VFBC, đơn vị đang hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp sửa đổi Thông tư 27, sẽ tổng hợp và chuyển tải các ý kiến này đến Tổng cục Lâm nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La nhấn mạnh rằng “lực lượng kiểm lâm cần tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục, ưu tiên phòng ngừa vi phạm. Các khu vực giáp ranh thường là địa bàn phức tạp, có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống, người dân thường xuyên di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác. Việc phối hợp xử lý vi phạm cần được thực hiện một cách khéo léo, nghiêm minh, đúng pháp luật, không gây bất ổn trong cộng đồng dân cư”.


Quy chế phối hợp của lực lượng kiểm lâm vùng giáp ranh của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu trong những năm tiếp theo nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Lâm nghiệp đến các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức, nội dung, biện pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác quản lý đất lâm nghiệp và vận động nhân dân trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm trái pháp luật. Các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh 3 tỉnh sẽ tham mưu cho UBND cấp huyện chỉ đạo chính quyền địa phương cấp xã và các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

Lê Thị Thủy - CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn