Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

USAID hỗ trợ Quốc hội Việt Nam đối thoại về chính sách bảo vệ động vật hoang dã

Thứ ba, 25/04/2023 | 14:47 GMT+7

DALN Ngày 25/04/2023, tại Quảng Ninh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức "Hội thảo đánh giá việc thực hiện các kiến nghị giám sát của các cơ quan của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật thực thi công ước CITES”. Hoạt động này thuộc Dự án Bảo vệ Động vật Hoang dã Nguy cấp của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), do Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT và Tổ chức WWF phối hợp thực hiện.


Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan của Quốc hội, các đoàn Đại biểu Quốc hội, các Bộ ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm từ 23 tỉnh và thành phố; các chuyên gia; đại diện các hội, hiệp hội về bảo tồn động vật, tổ chức phi chính phủ…

Công ước CITES là một thỏa thuận quốc tế với 184 thành viên gồm các chính phủ, các nhà nước và các khu vực kinh tế. Mục đích của Công ước nhằm đảm bảo việc thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) không đe dọa tới sự tồn vong của các loài trong tự nhiên. Việc buôn bán các loài hoang dã là rất đa dạng, từ các cá thể sống cho đến một chuỗi các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐTVHD như thực phẩm, đồ nội thất, dược phẩm và đồ trang trí.

Tuy nhiên, mức độ khai thác đối với một số loài, cùng với những yếu tố khác như mất môi trường sống, đã khiến các loài đứng trên bờ vực tuyệt chủng, dẫn đến việc cần kiểm soát chặt chẽ hơn và các hoạt động thương mại chỉ được diễn ra trong những trường hợp đặc biệt.






Đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến động vật hoang dã.

Việt Nam vừa là điểm trung chuyển, vừa là điểm đến của những hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp. Nhu cầu không bền vững của người tiêu dùng đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã như sừng tê giác, vảy tê tê, ngà voi và rùa là vô cùng lớn và là nguyên nhân hang đầu đẫn đến các mối đe dọa mà các loài này đang phải đối mặt.

Nhận thấy sự cần thiết của sự đa dạng sinh học và ĐTVHD đối với con người, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ, quản lý động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ như Luật Lâm nghiệp, Bộ Luật Hình sự, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn thực thi luật. Các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực này như cơ quan kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng và các đội quản lý thị trường được giao quản lý và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thi Lệ Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết: “Là một trong những bên ký kết sớm nhất đối với Công ước CITES, Quốc hội cam kết xây dựng một Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực thi Công ước. Một khía cạnh của tầm nhìn đó là từng bước xóa bỏ tội phạm về ĐTVHD. Với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, sự hỗ trợ từ USAID và các đối tác quốc tế, chúng tôi sẽ phát huy những thành công đã đạt được, cải thiện công tác quản lý và thực thi pháp luật về động vật hoang dã, kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm bất hợp pháp, và cuối cùng sẽ mang lại một Việt Nam xanh hơn cho các thế hệ tương lai”.

Năm 2019, Ủy ban Khoa hoc, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã giám sát chuyên đề và báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực thi công ước CITES tại Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng Việt Nam đã nội hóa những luật pháp quốc tế và kiện toàn khung pháp lý toàn diện về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật hoang dã – thực thi CITES đã được thể chế hóa bằng luật (Luật Lâm Nghiệp). Việt Nam cũng đã thiết lập một mạng lưới rộng khắp cho việc thực thi công ước CITES với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan bao gồm các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp và cơ quan khoa học.


Bà Nguyễn Thi Lệ Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại sự kiện.

"Hội thảo đánh giá việc thực hiện các kiến nghị giám sát của các cơ quan của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật thực thi công ước CITES” là diễn đàn cho các thành viên Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách, đại diện các bộ ngành liên quan ở cấp quốc gia và địa phương, các chuyên gia về bảo tồn để chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của họ về thực thi công ước CITES.


Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến động vật hoang dã, bao gồm những thành tựu và cả những hạn chế trong việc chống buôn bán động vật hoang dã và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam, nâng cao năng lực cho các lực lượng có liên quan và củng cố các nỗ lực về giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ cho những tác động lâu dài.

Bà Michelle Owen – Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật Hoang Dã Nguy cấp, WWF nhấn mạnh: “Cam kết của Quốc hội để thực hiện những yêu cầu của CITES tại Việt Nam đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đối với các cơ quan nhà nước về sự cần thiết phải đảm bảo hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp được giám sát và quản lý một cách có hiệu quả, đồng thời thực hiện mọi biện pháp để chắc chắn việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp phải được ngăn chặn”.

Một số hình ảnh




























Theo Nông thôn Việt
Phương Oanh

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn