Thứ sáu, 26/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Việt Nam thực hiện Chương trình UN–REDD giai đoạn II

Thứ năm, 19/12/2013 | 00:00 GMT+7

DALN Từ những thành công đạt được của giai đoạn I trong nỗ lực thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong 47 nước đối tác UN–REDD được chuyển sang giai đoạn II với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD.   

 
Từ những thành công đạt được của giai đoạn I trong nỗ lực thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong 47 nước đối tác UN–REDD được chuyển sang giai đoạn II với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD.
 
Ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đại diện cho phía Chính phủ Việt Nam với tư cách chủ quản đầu tư của Chương trình UN–REDD cùng với đại diện các cơ quan Liên hiệp quốc bao gồm: bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường chú Liên hiệp quốc tại Việt Nam; ông JongHa Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam; bà Louise Chamberlain, Giám đốc UNDP Việt Nam; ông Young–Woo Park, Giám đốc UNEP và Trưởng đại diện khu vực Châu Á – TBD đã cùng nhau ký kết Văn kiện Chương trình UN–REDD Việt Nam giai đoạn II: Triển khai thực hiện REDD+ ở Việt Nam.
 
UN–REDD được biết đến là Chương trình hợp tác Liên hiệp quốc quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển. Chương trình là thể hiện rõ ràng nhất việc Biến đổi khí hậu và thích nghi với Biến đổi khí hậu đã trở thành mối quan tâm chung của nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới.
 
Việc ký kết triển khai thực hiện REDD + mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp tục nâng cao khả năng giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD+) là nỗ lực để tạo ra giá trị tài chính cho các bon được lưu trữ trong rừng, cung cấp hỗ trợ ưu đãi cho các nước đang phát triển thực hiện công tác bảo tồn, quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng các bon rừng.
 
Chương trình UN–REDD được đánh giá là phù hợp, đáp ứng được mục tiêu tăng diện tích bao phủ rừng ở Việt Nam lên 45% vào năm 2020 thông qua thực hiện các chính sách giải quyết các nguyên nhân của việc chặt phá rừng và suy thoái rừng nhằm giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam.
 
Với việc thí điểm thành công một số lĩnh vực trong công tác sẵn sàng thực hiện REDD+ bao gồm hỗ trợ điều phối giữa các bên liên quan; xây dựng khuôn khổ cho công tác đo lường, báo cáo và kiểm chứng (MRV); thử nghiệm các cách tiếp cận nhằm cung cấp đầy đủ thông tin và đạt được sự đồng thuận của các nhóm dân tộc thiểu số và các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng Việt Nam được đánh giá là nước tiên phong trong các hoạt động của Chương trình REDD+ toàn cầu.
 
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Chương trình UN–REDD Việt Nam giai đoạn II được chuẩn bị công phu, dựa trên những thành công và kinh nghiệm của giai đoạn I. Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với FAO, UNDP, UNEP thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình giai đoạn II đã đề ra. 
 
Bộ trưởng cũng đề nghị Chương trình UN–REDD Việt Nam giai đoạn II cần phối hợp với Dự án của Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) và các chương trình, dự án biến đổi khí hậu và REDD+ do các đối tác phát triển khác tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả tài trợ, hỗ trợ Việt Nam có đầy đủ năng lực sẵn sàng thực hiện REDD+ và được chi trả từ kết quả giảm phát thải khí nhà kính.
 
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam cho rằng Chương trình UN–REDD Việt Nam giai đoạn II đã có hướng đi rõ ràng để Việt Nam có thể hưởng lợi theo nhiều cách. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chỉ tận dụng được tối đa các cơ hội khi mục tiêu của giai đoạn II này được thực hiện đúng thời hạn. Thông qua thống nhất hành động, Liên hiệp quốc sẽ giúp tối đa hóa những tác động nhằm giảm thiểu tác hại của Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
 
Được biết, giai đoạn II của Chương trình UN–REDD triển khai trong vòng 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 được thực hiện theo Kế hoạch hành động Quốc gia REDD+ ở 6 tỉnh Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau.
Sơn Lâm

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn