Thứ sáu, 29/03/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án VFBC hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, Quảng Bình

Thứ sáu, 21/10/2022 | 15:13 GMT+7

DALN Ngày 19/10, Ban Quản lý dự án VBFC tỉnh Quảng Bình phối hợp với UBND xã Hoá Sơn, huyện Minh Hoá và Tổ chức Helvetas Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt HTX nông nghiệp Hoá Sơn và trao chứng nhận VietGAP cho 20 ha lạc và 200 tổ ong.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VBFC) do USAID tài trợ được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 4357/QĐ-BNN-HTQT ngày 10/11/2021. Trong đó, tỉnh Quảng Bình tham gia các hoạt động thuộc Hợp phần 2 – Bảo tồn đa dạng sinh học.

Hoạt động này thuộc Tiểu hợp phần 6 của Hợp phần 2, với mục tiêu khuyến khích phát triển chuỗi giá trị thân thiện với rừng và đa dạng sinh học cho các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, nông nghiệp có giá trị cao, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và đào tạo kỹ năng, tìm cơ hội việc làm cho người dân do Tổ chức Helvetas Việt Nam phụ trách. Hiện nay, nhóm đã triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ người dân như tập huấn kỹ năng nuôi, trồng, khai thác, chế biến theo hướng nâng cao giá trị và thân thiện với môi trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở gieo ươm cây giống, cơ sở chế biến… ; phát triển các hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hướng tới mục tiêu các sản phẩm được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, chứng nhận sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho các đối tượng từ đó giảm áp lực vào rừng.

Xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa có điều kiện đất đai, tự nhiên phù hợp với phát triển trồng lạc và nuôi ong, Dự án đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn bà con thực hiện mô hình đúng kỹ thuật, đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu đề ra. Đến nay, trên diện tích 20 ha lạc và 200 tổ ong của người dân xã Hóa Sơn đã được cấp chứng nhận VietGAP, trong đó sản phẩm lạc được Công ty TNHH Diến Hồng đứng ra bao tiêu sản phẩm. Để phát triển hơn các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập một các bền vững cho người dân thông qua việc sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết, chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị thương mại, hướng đến có sản phẩm OCOP trên địa bàn xã, Hợp tác xã Nông nghiệp Hóa Sơn đã ra đời, do ông Bàn Thanh Sơn làm Giám đốc. Hợp tác xã đã cho ra mắt hai sản phẩm lạc rang tỏi ớt và mật ong nguyên chất Hóa Sơn, với nguyên liệu đã đạt chứng nhận VietGAP UBND xã Hóa Sơn kỳ vọng sẽ trở thành các sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương.

Trong dịp này, để giúp người dân trong xã phát triển nông nghiệp, ổn định sinh kế, HTX nông nghiệp Tân Hợp, tỉnh Quảng Trị đã có buổi giới thiệu đến bà con xã Hóa Sơn về trồng và sản xuất cây chanh dây. HTX nông nghiệp Tân Hợp cho biết sau khi kiểm tra khảo sát đặc điểm, địa hình thì xã Hóa Sơn phù hợp với trồng chanh dây. HTX đã trao đổi với UBND xã Hóa Sơn về việc cam kết bao tiêu thu mua toàn bộ sản phẩm chanh dây khi đến đợt thu hoạch. Hiện UBND xã đang hướng dẫn các hộ trên địa bàn xã đăng ký diện tích trồng.


Trao chứng nhận VietGAP cho lạc và mật ong


Sản phẩm lạc rang tỏi ớt và mật ong nguyên chất Hóa Sơn


Toàn cảnh Lễ ra mặt HTX Nông nghiệp Hóa Sơn và trao chứng nhận VietGAP cho lạc và mật ong

Lê Thị Thủy
Nguồn quangbinh.gov.vn

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn