Thứ năm, 25/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai - KfW10” thăm, học tập và trao đổi kinh nghiệm với Dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững - SNRM”

Thứ hai, 01/10/2018 | 00:00 GMT+7

DALN Vừa qua, đoàn cán bộ Ban quản lý dự án KfW10 (BQLDA) Trung ương, và BQLDA các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai, cùng Văn phòng Cố vấn phát triển GIZ tại Quảng Nam đã đến làm việc tại Văn phòng và hiện trường Dự án SNRM Trung ương và các tỉnh Sơn La, Hòa Bình.   

 

Đoàn cán bộ Dự án KfW10 do ông Hoàng Phú Mỹ Giám đốc Ban quản lý dự án Trung ương làm trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn có Phó giám đốc, điều phối viên, cán bộ kỹ thuật Dự án KfW10 các cấp, ông Jeroen Van der Horst, Cố vấn trưởng Hợp phần phát triển của Tổ chức GIZ dự án KfW10, Văn phòng Quảng Nam.

 

Làm việc với Dự án KfW10 có ông Vũ Xuân Thôn - Trưởng ban, Giám đốc dự án SNRM Trung ương, ông Phạm Vũ Thắng - Phó giám đốc dự án SNRM Trung ương, ông Hiroki Miyazono - Cố vấn trưởng dự án SNRM, ông Takahashi Baku, Cố vấn kỹ thuật về REDD+, lãnh đạo, cán bộ, chuyên gia tư vấn Ban quản lý dự án SNRM Trung ương và các tỉnh Sơn La và Hòa Bình.

 

Ông Vũ Xuân Thôn, Trưởng ban, Giám đốc Dự án SNRM tiếp và làm việc với lãnh đạo Dự án KfW10

và Cố vấn trưởng Hợp phần phát triển GIZ

 

Tại tỉnh Sơn La, Dự án KfW10 được thăm các mô hình quản lý rừng bền vững tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, với các mô hình khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp, trồng rừng, sử dụng khí sinh học Biogas, bếp cải tiến tiết kiệm nhiên liệu củi. Ở mỗi mô hình đoàn đều ghi nhận sự nhiệt tình tham gia dự án, đặc thù là dự án hỗ trợ kỹ thuật với sự hỗ trợ chính là về kỹ thuật cho cộng đồng, tuy nhiên với công tác truyền thông của dự án SNRM cùng với bản chất cần cù chịu khó của người dân tại địa phương nên các thành quả thu được từ các mô hình đã tạo được điểm nhấn rõ ràng trong việc phát triển sinh kế bền vững gắn liền với phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng tại nơi đây.

 

Kết quả chính thu được cho đến nay, Dự án SNRM đã triển khai các mô hình nông lâm kết hợp trồng cây ăn quả dọc tuyến các đường trồng cỏ theo đường đồng mức và tổ chức các lớp tập huấn và hỗ trợ 10.681 cây giống ăn quả cho 507 hộ dân, tổ chức tập huấn về sản xuất phân bón hữu cơ (ủ phân) cho 239 hộ dân, hỗ trợ 759 bếp đun cải tiến cho người dân, hỗ trợ 38,9 kg hạt rau giống cho 451 hộ dân,..v.v. Dự án cũng đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sinh kế cho bản tái định cư, song song với kế hoạch phát triển rừng tại bản Tông Bua, hỗ trợ trồng rừng trên 94 ha (rừng sản xuất); tiến hành khoanh nuôi tái sinh 310,3 ha; đã thành lập và tập huấn các tổ tuần tra rừng cấp thôn/bản, trang bị thiết bị tuần tra rừng để quản lý 4.622 ha rừng phòng hộ tại địa phương.

 

Hình ảnh thăm mô hình trồng rừng Thông Dự án SNRM

 

Tại Văn phòng dự án SNRM Sơn La, đoàn được nghe giới thiệu phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng qua máy tính bảng. Với phần mềm này, cán bộ dự án dễ dàng theo dõi được diễn biến tài nguyên rừng tại các địa bàn của dự án với sự cập nhật thường xuyên của cán bộ địa bàn.

 

Dự án SNRM Sơn La giới thiệu ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

sử dụng máy tính bảng  trong quản lý tài nguyên rừng

 

Chụp ảnh lưu niệm với Dự án SNRM tỉnh Sơn La

 

Tại tỉnh Hòa Bình, tính đến nay Dự án SNRM đã tổ chức 2 chuyến tham quan, tập huấn, cung cấp ong giống và thiết bị nuôi ong cho 87 hộ dân. Nhóm các hộ dân có cùng nguyện vọng nuôi ong (nhóm sở thích) đã được thành lập, nội quy hoạt động chi tiết của nhóm cũng đã được xây dựng và thông qua. Từ đầu năm 2018 đến nay các hộ dân đã thu được hơn 4.000 lít mật, qua đó đã phần nào cải thiện đời sống. Dự án đã cấp và hỗ trợ 1.988 bếp đun cải tiến cho 1.053 hộ, xây dựng và lắp đặt hệ thống khí sinh học (biogas) cho 20 hộ dân, tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng bưởi cho người dân, cung cấp hỗ trợ hoạt động trồng cỏ gia súc cho 98 hộ. Hoạt động hỗ trợ trồng cây ăn quả:  đã tập huấn cho 331 hộ dân, hơn 250 hộ dân được nhận cây giống và một số hoạt động khác. Về phát triển rừng, dự án đã tiến hành trồng rừng mới được 146,41 ha (107,63 ha rừng sản xuất và 38,78 ha rừng phòng hộ); Đã thành lập và tập huấn các tổ tuần tra rừng cấp thôn/bản, trang bị thiết bị tuần tra rừng để quản lý 760,9 ha rừng phòng hộ.

 

Mô hình nuôi ong của các hộ dân xã Thanh Hối, Hòa Bình

 

Học tập, trao đổi kinh nghiệm với Dự án SNRM tỉnh Hòa Bình tại xã Thanh Hối

 

Ông Hoàng Phú Mỹ - Giám đốc Dự án KfW10 TW và ông Jeroen Van der Horst - Cố vấn trưởng Hợp phần phát triển GIZ

tặng quà lưu niệm

 

Tại buổi làm việc tại Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, thay mặt Dự án KfW10, ông Hoàng Phú Mỹ - Giám đốc dự án đã cảm ơn sự đón tiếp và chia sẻ của Lãnh đạo, cán bộ, chuyên gia, tư vấn, cũng như cộng đồng Dự án SNRM tại mỗi nơi Dự án KfW10 đến thăm. Với các kinh nghiệm quản lý rừng bền vững tại Dự án SNRM đã tạo ra những góc nhìn mới về phát triển sinh kế bền vững cho dự án KfW10. Đặc biệt mô hình bếp đun cải tiến của dự án SNRM đã giúp giảm thiểu 50% đến 60% nguồn củi đun cho cộng đồng, đây là mô hình rất thiết thực cần được xem xét để nhân rộng tại vùng Dự án KfW10 khi cộng đồng nơi đây đang sử dụng gỗ củi là nguồn chính cho việc đun nấu của đồng bào. Ông Hoàng Phú Mỹ hy vọng, Dự án SNRM các cấp sẽ hỗ trợ tài liệu và cán bộ, chuyên gia, tư vấn để hỗ trợ dự án KfW10 trong việc triển khai mô hình bếp đun cải tiến và một số mô hình thiết thực hỗ trợ người dân trong vùng dự án sau khi đề xuất này được KfW đồng thuận.

 

Dự án KfW10 và Dự án SNRM trao đổi tại BQL các dự án Lâm nghiệp

 

Tại buổi làm việc, ông Hiroki Miyazono - Cố vấn trưởng Dự án SNRM, ông Takahashi Baku - Cố vấn kỹ thuật về REDD+ và Lãnh đạo Dự án SNRM Trung ương ghi nhận và sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho một số đề xuất của Dự án KfW10 về các nội dung liên quan đến mô hình bếp cải tiến và công nghệ quản lý rừng sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, trong khuôn khổ cho phép của dự án SNRM khi dự án KfW10 triển khai nội dung này.

 

Chụp ảnh lưu niệm buổi làm việc tại Văn phòng BQL các dự án Lâm nghiệp

 

Kết thúc buổi làm việc, ông Hoàng Phú Mỹ, Giám đốc Dự án KfW10 Trung ương và ông Phạm Vũ Thắng Phó Giám đốc Dự án SNRM Trung ương thống nhất đề xuất cần có thêm các chương trình trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến 2 Dự án và các Dự án khác thuộc Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp quản lý, nhằm tăng cường học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng các hoạt động đã thành công của từng dự án đến nhiều địa phương khác nhau trong các vùng dự án đã và đang triển khai.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH DỰ ÁN KFW10 THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI CÁC TỈNH DỰ ÁN SNRM

Một số hình ảnh tại tỉnh Sơn La

 

Hiện trường mô hình khoanh nuôi tái sinh rừng tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

 

 

 

Mô hình Nông lâm kết hợp Dự án SNRM  tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai

 

 

Mô hình trồng rừng trên đất trống tại xã Mường Giôn

 

Một số hình ảnh tại Hòa Bình

 

Trao đổi với các hộ sở thích nuôi ong tại xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

 

Hình ảnh Bếp cải tiến tiết kiệm di động của dự án SNRM

 

Hình ảnh Bếp cải tiến tiết kiệm được xây bằng xi măng của dự án SNRM

 

Mô hình trồng rừng xen cây bản địa (Trám trắng) tại Thanh Hối

Nguyễn Tiến Dũng - CTV

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn