Thứ tư, 14/08/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Dự án VFBC hỗ trợ tổ chức Hội thảo Chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản

Thứ sáu, 21/10/2022 | 15:27 GMT+7

DALN Ngày 21/10/2021, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) đã hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.


Toàn cảnh Hội thảo chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên thuộc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp Việt Nam, Ban Kinh tế TW; các vụ, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo, chuyên viên các các địa phương, phòng ban, đơn vị, thuộc tỉnh biển; đại diện một số Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh ven biển và bên sử dụng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh; ông Vũ Văn Hưng, Phó trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp kiêm Giám đốc Ban quản lý Dự án VFBC trung ương và ông Lê Văn Thanh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam dự và chủ trì Hội thảo.


Ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ Móng Cái tặng hoa chúc mừng hội thảo


Ông Vũ Văn Hưng, Phó trưởng ban - Ban các dự án Lâm nghiệp Việt Nam,
Giám đốc Ban quản lý dự án VFBC trung ương phát biểu tại Hội thảo

Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Đây là một chủ trương, chính sách mới của Nhà nước và Chính phủ nhằm xã hội hóa nghề rừng, nâng cao giá trị gia tăng của rừng; huy động các nguồn lực của xã hội, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng vào việc bảo vệ và phát triển rừng, gắn với xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc, thiểu số ở vùng núi có đời sống gắn liền với rừng.


Rừng ngập mặn ở Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Báo Quảng Ninh)


Bài tham luận về Kết quả nghiên cứu ban đầu trong việc xây dựng mô hình thí điểm chi trả dịch vụ môi rừng
đối với hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh của đại biểu tham gia Hội thảo


Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Hiện nay, từ việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, khai thác, nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch và công nghiệp ở các vùng ven biển phát triển, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của cả nước. Mặc dù diện tích rừng ven biển chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích rừng quốc gia; nhưng rừng ven biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân.

Hội thảo chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản được tổ chức nhằm tổng hợp, tiếp thu những ý kiến đóng góp trong việc sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích rừng vùng ven biển hiện có, tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển. Để thực hiện những nhiệm vụ trên, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp 2017 và các cơ chế, chính sách hiện hành về lâm nghiệp, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng./.

Lê Thị Thủy
Nguồn : quangninh.gov.vn

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn