Thứ sáu, 26/04/2024

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

* CHÀO MỪNG NGÀY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 28/11  

* CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA RỪNG  

* CHUNG TAY PHÁT TRIỂN RỪNG VÌ MỘT VIỆT NAM XANH HƠN  

 

Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long trước biến đổi khí hậu

Thứ hai, 11/07/2016 | 00:00 GMT+7

DALN Trong hai ngày 27 và 28/6, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ hai-2016 (Mekong Delta Forum 2016) với chủ đề “Vì Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng và thích ứng với khí hậu”. Diễn đàn do Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số cơ quan phối hợp tổ chức.   

 

Tham gia Diễn đàn có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; bà Victoria Kwakwa - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương; Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các đại diện Đại sứ quán Australia, Đại sứ quán Hà Lan, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

 

Với sự hỗ trợ của các Chính phủ, tổ chức quốc tế, những mô hình sản xuất mới đã được triển khai

mang lại sinh kế bền vững cho người dân ven biển ĐBSCL

 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của ĐBSCL trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam do vai trò quan trọng của khu vực này đối với an ninh lương thực cả nước và xuất khẩu và các nguồn đa dạng sinh học lớn mà vùng đất ngập nước và ven biển của ĐBSCL mang lại.  

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam mà phải hướng đến nền nông nghiệp thông minh, bền vững, có giá trị gia tăng cao của Đông Nam Á và rộng hơn là của châu Á trong tương lai. “Nếu thực hiện được tầm nhìn này, chúng ta coi như đã hoàn thành được một trong những sứ mệnh khó khăn nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng". 

 

Tuy nhiên, khu vực  sản xuất 90% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước và 1/5 lượng gạo thương mại toàn cầu này lại luôn bị đặt trong sự đe dọa của biến đổi khí hậu và tác động của con người như việc phát triển xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong làm thay đổi chế độ dòng chảy ảnh hưởng đến sinh kế và nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ nguồn, tạo ra những thách thức và sức ép cho sự phát triển của vùng ĐBSCL. Theo các báo cáo tại Diễn đàn, các hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập mặn, ngập lụt và khô hạn khiến thu hẹp diện tích đất sản xuất khiến sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL được dự báo sẽ giảm từ 6-12%, trong khi đó sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

 

Trước bối cảnh đó, với mục tiêu thảo luận các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng đảm bảo phù hợp đặc thù của địa phương, đối thoại sâu hơn về các rủi ro đi cùng biến đổi khí hậu, các chiến lược thích ứng. Diễn đàn đã đưa ra một số biện pháp chú trọng tới quy hoạch đê điều, hồ chứa, bảo đảm an toàn tăng khả năng thích ứng cho vùng ĐBSCL trước những diễn biến thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, xây dựng các chiến lược rõ ràng gắn mục tiêu phát triển kinh tế với thích ứng biến đổi khí hậu bằng các mô hình sản xuất bền vững, các phương pháp chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, áp dụng các công nghệ mới, công nghệ sinh học hiện đại, sáng tạo giúp tiết kiệm nước tưới các loại cây trồng, đảm bảo tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững nhằm tạo sinh kế lâu dài cho người dân.

 

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Victoria Kwakwa cho rằng, muốn giải quyết những thách thức hiện nay tại ĐBSCL cần có sự vào cuộc của nhiều đối tác, tổ chức quốc tế và các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam. Diễn đàn là cơ hội tốt để các bên liên quan tìm các giải pháp hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu và chung tay vì sự phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL.

 

Diễn đàn cũng kêu gọi sự hợp lực và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát, vượt qua những thách thức bởi hạn hán, thiên tai, biến đổi khí hậu cho ĐBSCL. Việt Nam mong muốn các định chế tài chính lớn và Chính phủ, các tổ chức quốc tế tiếp tục cấp tín dụng ưu đãi, cử các chuyên gia kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo, xây dựng các kịch bản hoàn thiện cảnh báo sớm về hệ thống nước mặn, nước ngầm, xói lở bờ biển và nước biển dâng, đánh giá tiềm năng và nâng cao năng lực cho các địa phương vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu.

Minh Trung - CTV

 

 

 Tags

Tin cũ hơn

Xem thêm
Developed By @ GalaxyCloud.vn